Thời đại là một khái niệm khoa
học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã
hội loài người.[1]
Thời đại, được tiếp cận ở đây là
từ góc độ triết học - chính trị - xã hội,
nghĩa là đi từ điểm xuất phát con người làm nên lịch sử và tổ chức nên đời sống
xã hội của mình; lịch sử nhân loại là một quá trình phát triển hết sức lâu dài,
quanh co, phức tạp bắt đầu từ mông muội, dã man tới văn minh, hiện đại như ngày
nay. Bằng tư duy lý luận, con người có thể nhận thức được quá trình lịch sử của
mình.
Thời đại, thực chất là sự phân kỳ, chia các nấc thang lịch sử xã hội loài người. Theo V.I.
Lênin, thời đại còn là thời kỳ, giai đoạn lịch sử; từ đó có thể tiến hành phân
chia thời đại lớn thành các thời đại nhỏ, thành các thời kỳ, giai đoạn cụ thể
trong đó. Chẳng hạn, có thể phân chia thời đại tư bản chủ nghĩa thành các giai
đoạn: tư bản tự do cạnh tranh, tư bản độc quyền và tư bản hiện đại ngày nay.
Sự phân chia lịch sử thành các thời đại khác
nhau, không phải một cách chủ quan, tùy tiện theo ý muốn của con người mà là
dựa trên những dấu hiệu, những đặc điểm
bản chất của nó, nghĩa là phải dựa trên những tiêu chuẩn (tiêu chí) khách quan,
khoa học để phân chia. Qua đó có thể phân biệt được sự khác nhau về chất
của các thời đại, các nấc thang lịch sử khác nhau.
[1]
Hội đông Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa
học, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2010, tr. 200.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét