Ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, lực lượng sản
xuất đang đạt được trình độ xã hội hóa cao nhất, tỷ lệ lao động công nghiệp
đông đảo nhất, năng suất lao động công nghiệp cao nhất, công nghệ hiện đại
nhất. Thực tế đó khiến cho chủ nghĩa tư bản một mặt có được “nhiều tiềm năng
phát triển”, nhưng mặt khác cũng tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ
thuật cho xã hội mới – Đó chính là biểu hiện tập trung nhất cho việc hình thành
những nhân tố tự phủ định của chủ nghĩa tư bản.
Những tiền đề, điều kiện khách
quan và chủ quan chưa chín muồi cho việc lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy
nhiên, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng đang
được triển khai theo nhiều quy mô, cấp độ khác nhau trong các nước tư bản chủ
nghĩa.
Hiện nay, tổ
chức của công nhân (công đoàn) hiện là một thế lực chính trị trong chính trường
ở nhiều quốc gia. Thông qua tổ chức và hoạt động của các đảng cộng sản, đảng
dân chủ xã hội cánh tả, phong trào công nhân và các tổ chức tiến bộ trên thế
giới vẫn đang đấu tranh chống chế độ tư bản áp bức, bất công, chống chủ nghĩa
đế quốc và sự áp đặt, can thiệp của các nước lớn vì độc lập, chủ quyền quốc gia
dân tộc, vì tiến bộ và chủ nghĩa xã hội.
Tuy đa dạng về
biện pháp, hình thức tổ chúc tùy theo sự quy định của hoàn cảnh cụ thể, nhưng
điểm chung của các phong trào hành động này là vì một thế giới công bằng hơn,
nhân bản hơn và bền vững hơn. Mục tiêu đấu tranh trực diện là chống “chủ nghĩa
tự do mới” - biểu hiện hiện đại của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn toàn cầu
hóa hiện nay.
Hoạt động của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội
tuy trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, nhưng cũng đã đạt được nhiều thành
quả mà tiêu biểu là kinh tế thị trường xã hội và nhà nước phúc lợi xã hội.
Đây là lĩnh vực diễn ra gay gắt, quyết liệt và phong
phú nhất trong xã hội phương Tây hiện nay. Cuộc cạnh tranh giữa hai hệ giá trị
giữa tư bản và lao động diễn ra trên cả hai phương diện tư tưởng và lối sống.
Hệ giá trị của những người lao động với các lý tưởng như dân chủ, công bằng,
bình đẳng, phát triển bền vững... là ngọn cờ tập hợp các lực lượng trong xã
hội. Phong trào công nhân là một thế lực vừa hiện hữu, vừa “hóa thân” vào các
phong trào xã hội khác đã tạo ra khả năng kiềm chế chính trị của giai cấp tư
sản. Cuộc đấu tranh giữa hai hệ giá trị của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cá
nhân tuy đang diễn ra quyết liệt và phức tạp nhưng nhân loại ngày càng hướng
tới những giá trị tương đồng với hệ giá trị của giai cấp công nhân.
Nhìn chung,
quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong các nước tư
bản chủ nghĩa hiện nay chủ yếu là một quá trình tiệm tiến chính trị-xã hội. Lịch sử sẽ lựa chọn thời điểm và cách thức cho
một chuyển hóa về chất của tiến bộ xã hội thông qua những tiến hóa trong lòng
chủ nghĩa tư bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét