CẦN VẠCH TRẦN CÁI GỌI LÀ “HỘI
ANH EM DÂN CHỦ”
Gần đây, các
thế lực thù địch đã tăng cường lừa phỉnh, chống phá các cấp chính quyền nước ta
bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và sảo quyệt. Cùng với các hoạt động phá hoại vào nền tảng tư tưởng, đường lối,
quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, trên các phương
tiện thông tin, chúng đặc biệt chú trọng lợi dụng các trang mạng xã hôi để tung
tin. Dưới chiêu bài cái gọi là “hội anh em dân chủ”, họ tự xưng mình là những người có “sứ mệnh” đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Vậy
thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những
thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt những vấn đề “dân chủ, nhân quyền” nhằm nói xấu chế độ, nói xấu chính quyền ở Việt Nam.
Cái gọi là “hội anh em dân chủ” xưa nay chúng ta đều biết là những
thành phần bất hảo, chống phá đất nước một cách quyết liệt. Đồng thời là hội hoạt động ngoài khuôn khổ,
không có sự quản lý của pháp luật.
Những hội nhóm này là những nhóm nhận tiền của nước ngoài, thông đồng
với ngoại bang, móc nối với các thế lực bên ngoài, mưu đồ bất chính, dụng
ý thiếu lương thiện, ý đồ của họ là phản loạn, là chống phá cách mạng, gây rối an ninh, bất ổn chính trị, để họ thừa nước đục
thả câu, lôi kéo nước ngoài can thiệp
vào Việt Nam. Họ không chỉ phủ nhận chế độ dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, các thế lực thù địch - những kẻ thường xuyên lợi dụng “dân chủ giả tạo”, để phá hoại cách mạng Việt Nam còn ra sức
tỏ vẻ, sùng bái mô hình “dân chủ” của phương Tây. Họ tuyệt đối hóa các giá trị phổ quát về quyền
con người, quyền con người theo mô hình cùa phương
Tây, cố tình tảng lờ một số quyền con người sẽ bị hạn chế đã được ghi trong Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966). Theo cách nói của họ, Nhà nước
Việt Nam đã vi phạm quyền con người ở Điều 18 (Về quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo), Điều 19 (Về quyền tự do ngôn luận,
báo chí), Điều 21, 22 (Về quyền hội họp hòa bình, quyền lập hội...)
trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) mà Việt Nam đã
ký kết. Tuy nhiên, họ
không hề đề cập đến việc thực hiện những quyền nêu trên đều có thể bị hạn chế (trong pháp luật quốc gia) là vì
“an ninh quốc gia, an toàn và trật
tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của công
chúng, hoặc các quyền và tự do của người khác”. Gần đây, họ còn sử dụng các trang mạng
xã hội nhằm phát tán, thu gom, lưu trữ các bài viết. Qua đó, họ ra “Tuyên bố”, lập bản "Kiến nghị", kêu gọi “ký tên”... ủng hộ các quan
điểm cực đoan, sai trái. Họ là những kẻ đội lốt dân chủ, nấp bóng nhân quyền, nấp trong cái vỏ bọc tự do để mà quấy phá đất nước, phá phố
phá phường, phá hoại an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, phá hoại an ninh quốc gia.
Những hoạt động xấu xa và mưu đồ đen tối của cái gọi là “hội anh em dân chủ” đã được dư luận quần chúng nhân
dân vạch mặt. Cũng như các hội nhóm phản động
trước đây ra đời ở trong và ngoài nước, “hội anh em dân chủ” đã có cái kết rõ ràng. Nhân dân
Việt Nam có tinh thần đoàn kết, yêu nước, sớm đã nhận ra những âm mưu,
thủ đoạn hoạt động của bè lũ phản động và các đối tượng xấu lợi dụng chống
phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh
vực “dân chủ, nhân quyền”. Mặt khác, tình
hình thực tiễn về việc thực hiện dân chủ nhân quyền của Nhà nước Việt Nam đã được cả
thế giới đánh giá và ghi nhận. Minh chứng cho
điều này là hàng loạt các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước tới
quyền và nghĩa vụ thiết thân của mỗi người dân trong xã hội.
Hoạt động của cái gọi là “hội anh em dân chủ” hiện đang bị dư luận trong và ngoài
nước, dư luận
tiến bộ trên thế giới lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Âm mưu thâm độc
của cái gọi là “hội
anh em dân chủ”
này đã bị “bóc
trần”, bởi bất kỳ ai trong số trên
90 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống
ở trong
và ngoài nước,
khi được hỏi về hội nhóm này đều nhận thức được mục đích chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc
Việt Nam của chúng. Những hành động mới của số đối
tượng trong “hội
anh em dân
chủ” dù tinh vi, xảo quyệt, che giấu bản chất lưu
manh,
phản
động tới đâu thì những hành động đó cùng không thể “che mắt” được dư luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét