Cách đây vài tháng, Công an tỉnh Đắc Lắc vừa xử lý vụ xô xát giữa một số người dân và lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động. Vụ việc ban đầu rất đơn giản, trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện một trường hợp vi phạm giao thông nhưng đối tượng này không chấp hành hiệu lệnh mà chạy vào nhà dân kích động nhiều thanh niên trên địa bàn ra gây xô xát, dẫn đến thanh niên kia bị thương. Tuy vậy, trên mạng xã hội, kẻ xấu đã kịp kích động lên thành sự việc công an đánh người bị thương, từ đó kêu gọi người dân tiếp tục phản kháng, thậm chí phải bắt người để đòi điều kiện. Họ cố tình lu loa biến sự việc nhỏ thành mâu thuẫn giữa lực lượng công an với nhân dân, biến những sự việc dân sự-hành chính thành hình sự, gắn với những vấn đề chính trị nhạy cảm.
Ở các lĩnh vực khác, gần đây xảy ra liên tiếp các trường hợp nạn nhân bị người dân địa phương bao vây đánh hay đập nát ô tô rồi châm lửa đốt, chỉ vì nghi ngờ những nạn nhân này đến địa phương để bắt cóc trẻ em. Thậm chí những đối tượng trộm chó cũng bị người dân một vài địa phương bức xúc đánh đập, có trường hợp bị chết. Đó là những sự việc tưởng như không liên quan gì đến chính trị nhưng đã được nhiều trang mạng xã hội chia sẻ kèm theo những kích động người dân thực hiện trào lưu “tự xử”. Họ lu loa rằng, lực lượng chức năng, cơ quan công quyền giờ đây không quan tâm, không bảo vệ dân, người dân cần “tự xử” để đòi lấy sự công bằng. Họ cố tình hạ thấp uy tín, vai trò các cơ quan pháp luật và cổ xúy, thổi phồng vai trò của “xã hội dân sự” như liều thuốc vạn năng để giải quyết mọi bức xúc trong đời sống xã hội.
Thậm chí, họ còn kêu gọi
phải có nhiều hơn nữa những “mô hình” người dân tạm giữ cán bộ, công chức để đòi
giải quyết các vấn đề bức xúc như việc cắt điện ở Thái Bình, khiếu kiện ở Hà
Tĩnh, đòi đất rừng ở Bắc Giang… Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng,
chống người thi hành công vụ này được tung hô bằng những mỹ từ đao to búa lớn
như: “Vượt qua nỗi sợ hãi”, “giai cấp nông dân đã trưởng thành”, “cuộc tập dượt
cho cách mạng màu”, “sức mạnh của xã hội dân sự”.
Cùng với việc nêu cao
tinh thần cảnh giác thì mỗi người cũng cần phải nâng cao hiểu biết pháp luật, xây
dựng nếp sống thượng tôn pháp luật, tôn trọng các cơ quan công quyền, cơ quan
bảo vệ pháp luật; đấu tranh với những hành vi sai trái, bảo vệ quyền lợi của mình
nhưng phải đúng pháp luật. Không thể vì sự bức xúc mà thiếu bản lĩnh, chủ quan,
để kẻ xấu lôi kéo, mua chuộc, tiếp tay cho những hoạt động chống phá Đảng, Nhà
nước.
Về phía các cơ quan chức năng, cơ quan pháp luật, cần làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền vận động nhân dân cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo người dân vi phạm pháp luật. Nhưng trước hết, các cơ quan đó cần phải nêu cao trách nhiệm, làm tròn chức trách nhiệm vụ của mình, giải quyết có trách nhiệm và thỏa đáng những vướng mắc, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân; không để tồn tại nhiều kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, kích động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét