Chủ
nghĩa xã hội được biểu hiện ra với tư cách là một phong trào thực tiễn - phản
ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong các xã hội có đối kháng giai cấp. Đấu
tranh của giai cấp nô lệ chống giai cấp chủ nô đã phản ánh tính mầm mống của
phong trào mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Đấu
tranh giai cấp của nông dân chống
chế độ áp bức phong kiến đã phản ánh nhu cầu hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội kiểu
nông dân. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, phong trào thực tiễn này phản ánh cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự áp bức, bóc lột
của giai cấp tư sản nhằm đi tới một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ và phát triển
bền vững.
Từ khi có bản Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản (1848), phong trào thực tiễn này đã có nhiều bước tiến lớn. Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng
lợi đã chứng minh tính thực tiễn của phong trào xã hội chủ nghĩa. Trong thế kỷ
XX, phong trào xã hội chủ nghĩa đã lôi cuốn hàng chục nước và hình thành hệ thống
các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1991 đến nay, sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu mặc dù đã gây ra tồn thất to lớn cho phong trào xã hội chủ
nghĩa trên thế giới, nhưng nhiều quốc gia vẫn duy trì định hướng xã hội chủ
nghĩa với sự đa dạng trong mô hình và biện pháp xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét