Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Giá trị lịch sử của học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 


Học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự luận chứng khoa học về địa vị kinh tế - xã hội và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, về mục tiêu và con đường để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Giá trị lịch sử của nó biểu hiện ở 3 nội dung sau:

Phương pháp tiếp cận khoa học về giai cấp công nhân

Để hiểu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết phải hiểu rõ giai cấp công nhân là gì. Chính C.Mác đã đặt ra vấn đề đó khi Người nói: “Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”[1].

C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về người công nhân trong quá trình phát triển lịch sử như: giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, giai cấp lao động, lao động làm thuê. C.Mác và Ph.Ăngghen còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành khác nhau: công nhân công nghiệp, công nhân nông nghiệp, công nhân khai khoáng v.v..; hoặc công nhân thủ công, công nhân công trường thủ công, công nhân hiện đại.

 Dù giai cấp công nhân có bao gồm những loại công nhân khác nhau như thế nào đi nữa thì giai cấp công nhân vẫn chỉ có hai tiêu chí cơ bản:

 Về nghề nghiệp, Công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp. Vì 2 lý do:

Để phân biệt công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ và  người thợ trong công trường thủ công. Công nhân hiện đại là sản phẩm của nền đại công nghiệp và phát triển cùng với sự phát triển của đại công nghiệp. Điều đó được thể hiện trong luận điểm “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”[2];  

 Về vị trí trong quan hệ sản xuất, Công nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.

Đây là tiêu chí khiến cho người công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản. C.Mác chỉ ra rằng, giai cấp vô sản chỉ có thể sống với điều kiện là có thể kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản. Như vậy, người công nhân buộc phải bán mình để kiếm - tức là người công nhân trở thành một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác. Đây là đặc trưng cơ bản của người công nhân dưới chế độ tư bản và với tiêu chí này mà Mác gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản.

Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, địa vị kinh tế - xã hội của họ đã căn bản khác trước. Họ vẫn là giai cấp công nhân nhưng không còn bị áp bức, bóc lột, không còn vô sản như trước nữa. Giai cấp công nhân trở thành giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

 Nghiên cứu sự tồn tại, vận động phát triển của giai cấp công nhân gắn liền với nền sản xuất xã hội. Đây là cơ sở phương pháp luận khoa học để nhận thức sự vận động, phát triển của giai cấp công nhân. Ngày nay, cho dù cùng với sự phát triển của sản xuất, người công nhân có vận động biến đổi như thế nào đi nữa, nhưng họ vẫn là công nhân nếu có đủ hai tiêu chí như chủ nghĩa Mác đã xác định.



[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG, H.1995, t2, tr56

[2] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG, H.1995, t4, tr610

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét