Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Chủ nghĩa xã hội là một trào lưu tư tưởng, lý luận.

 


Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một hệ thống những quan điểm, học thuyết phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp lao động bị áp bức; là hệ thống lý luận về con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện một chế độ xã hội, mà ở đó không có áp bức và bất công, mọi người đều được tự do, bình đẳng về mọi mặt và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được phát triển toàn diện.

Trào lưu tư tưởng, lý luận về chủ nghĩa xã hội có quá trình phát triển từ chủ nghĩa xã hội không tưởng đến chủ nghĩa xã hội khoa học. Trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi có chủ nghĩa Mác ra đi được gọi là tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng. Tháng 2 năm 1848, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và trở thành một trong ba bộ phận lý luận cơ bản của học thuyết Mác.

Từ năm 1848 đến nay, qua nhiều bước thăng trầm, lý luận về chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại, được các đảng cộng sản tiếp thu, vận dụng sáng tạo với tư cách là nền tảng tư tưởng của Đảng và của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong từng quốc gia, khu vực. Hiện nay, ở một số nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, ở một số nước tư bản, các đảng cộng sản, đảng công nhân và đảng cánh tả đã và đang bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng, lý luận ấy ở mức độ khác nhau để xây dựng chủ nghĩa xã hội thích ứng vói điều kiện cụ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét