Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội, là một dạng tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội, có thể hiện diện trong các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu Mác xít đều nhất trí cho rằng dư luận xã hội là một hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội. Đây là trạng thái toàn vẹn bao quát trong nội dung của mình cả mặt trí tuệ, mặt tình cảm và cả mặt ý chí của ý thức xã hội. Nó không chỉ thể hiện ở một mặt riêng rẽ nào đó của hình thái ý thức xã hội như triết học, đạo đức, ý thức chính trị mà thể hiện tính chất tổng hợp của ý thức xã hội trong một thời gian nhất định, bao gồm các mặt ý thức hệ và tâm lý xã hội.Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần của xã hội nhưng lại gắn chặt với hoạt động thực tiễn của xã hội như một cầu nối giữa cộng đồng xã hội đi từ phần đánh giá chung tới lập trường, hành động, kiến nghị chung và tuỳ theo điều kiện và chuyển hoá từ lời nói đến hành động. Những phán xét, đánh giá, bình phẩm của nhóm xã hội giống như một con dao hai lưỡi, nó có thể khuyến khích, cổ vũ cái đúng, cái mới, cái tốt đẹp, lên án cái lạc hậu, cái không phù hợp với lợi ích của xã hội nhưng nó cũng chứa đựng và xúi dục cái lạc hậu. Do vậy không thể để cho dư luận xã hội tự phát tán hoành hành và phải biết hướng dẫn dư luận xã hội. Giữa thời khắc quan trọng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cả Hệ thống chính trị đã đang và tiếp tục bám sát mọi diễn biến của đại dịch COVID-19, gồng mình theo dõi từng bước biến thể của nó nhằm ngăn chặn sự lây lan, đẩy lùi mọi nguy cơ; đồng thời thực hiện “mục tiêu kép” – Vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế thì nhiều kẻ tự cho mình là “yêu nước”, ”thương nòi” , lợi dụng chức năng tốt đẹp của dư luận xã hội làm phương tiện chống lại Đảng, chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, mà cụ thể trước mắt là gây rối loạn trong nhân dân. Vậy, chúng ta cần hiểu thêm công cụ này – Đó là Chức năng của dư luận xã hội.
Dư luận xã hội xuất hiện để thỏa mãn một số nhu cầu quan trọng của xã hội. Trong số đó có các nhu cầu thông tin, giao tiếp, đặc biệt là nhu cầu kiểm soát xã hội, điều chỉnh hành vi, định hướng hoạt động và bày tỏ thái độ, tình cảm của con người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều chức năng của dư luận xã hội như: chức năng nhận thức, giáo dục tư tưởng, kiểm soát, quản lý, dự báo, v.v.. Có thể tóm tắt một số chức năng cơ bản như sau:
* Chức năng nhận thức: Dư luận xã hội có chức năng phản ánh thực tại xã hội với các hiện tượng, sự kiện, vấn đề, quá trình xã hội. Xã hội có nhu cầu nhận biết và dư luận xã hội có chức năng đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết về sự vật, hiện tượng xảy ra. Nhờ chức năng này mà chỉ cần lắng nghe dư luận xã hội là có thể biết được chuyện gì, vấn đề gì đang được xã hội quan quan tâm, chú ý, bàn luận. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra mức độ phổ biến cao của dư luận xã hội là sự ủng hộ nhất trí của các thành viên đối với dư luận, việc các nhóm xã hội tự nguyện chấp hành đều là những bằng chứng khi nói về chức năng nhận thức mà dư luận xã hội mang lại đối với các nhóm xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý, sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng và cũng có thể sai. Trên thực tế, dù dư luận có đúng đến mấy thì dư luận xã hội cũng có những hạn chế nhất định, vì vậy trong quá trình lãnh đạo, quản lý không nên tuyệt đối hóa nhận thức của dư luận. Chân lý của dư luận không phụ thuộc vào mức độ, tính chất phổ biến của nó. Không phải trong trường hợp nào, dư luận của đại đa số cũng đúng hơn, có lý hơn khi so sánh với dư luận của nhóm thiểu số.
* Chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi: Chức năng này gắn liền với chức năng kiểm soát hành vi của con người trong xã hội. Dư luận xã hội khi đã hình thành là kết quả biểu thị thái độ của nhóm lớn trong xã hội, là thể hiện quan điểm, thể (dấu ấn cá nhân không còn) nên nó có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng và điều chỉnh hành vi của các nhóm trong xã hội. Trong lịch sử phát triển xã hội của loài người, ngay cả khi xã hội chưa được phân chia thành các giai cấp thì dư luận xã hội đã thể hiện được vai trò điều chỉnh các hành vi cá nhân và nhóm. Dư luận xã hội được các nhà quản lý dùng như một công cụ để quản lý cộng đồng buổi bình minh của lịch sử loài người.
Dư luận xã hội luôn tìm cách hướng đến các
cá nhân và nhóm thực hiện những khuôn mẫu hành vi được phép và định hướng ngăn cản
những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Dư luận xã hội cổ vũ khích lệ những
hành vi phù hợp với các giá trị chuẩn mực, đồng thời lên án, trừng phạt những
hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội để từ đó hướng đến điều chỉnh những hành vi của
cá nhân và nhóm sao cho phù hợp với các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội. Mặt
khác, dư luận xã hội tác động tới việc xây dựng nhân cách của con người thông
qua quá trình xã hội hóa cá nhân. Sự đánh giá, phán xét của dự luận xã hội thường
dựa trên các giá trị, chuẩn mực hiện tồn. Chẳng hạn, dư luận xã hội kiểu trọng
nam, khinh nữ luôn đề cao giá trị con trai nên đã định hướng cho nhiều cặp vợ chồng sinh con trai. Nhưng nhờ dư luận
xã hội về trao quyền và bình đẳng giới, định hướng giá trị coi con gái cũng như
con trai nên đã điều chỉnh hành vi kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng,
cụ thể là không lựa chọn thai nhi theo giới tính.
* Chức năng giải tỏa tâm
lý - xã hội: Dư luận
xã hội luôn phản ánh tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của các cá nhân trong cộng
đồng. Dư luận xã hội là diễn đàn, là cơ hội để các cá nhân được bày tỏ, chia sẻ
quan điểm, ý kiến của mình trước các vấn đề chung của quốc gia. Đồng thời cũng
là cầu nối để bày tỏ tình cảm, giải tỏa tâm lý - xã hội giảm bớt được các căng
thẳng, xung đột trước các vấn đề xã hội.
* Chức năng tư vấn và giám sát: Bản chất của dư luận xã hội bao hàm những lời khuyên cho các cơ quan chức năng về cách thức, phương pháp giải quyết các vấn đề mà dư luận đề cập. Dư luận xã hội được coi như một kênh tư vấn quan trọng từ người dân đến với Chính phủ để góp phần hoàn thiện, thực thi chính sách và pháp luật. Dư luận xã hội được nhìn nhận là cơ hội để công chúng thể hiện những ý kiến của mình về những vấn đề chung của cộng đồng xã hội. Trên thực tế, chúng ta thấy tâm trạng xã hội căng thẳng, bức xúc của các nhóm đều không có lợi cho công tác điều hành, quản lý đất nước.
Đối với nhiều trường hợp cụ thể việc hành động theo dư luận xã hội sẽ tạo cho họ cảm giác an toàn không bị cô lập về xã hội, tạo được những đồng thuận cao trong hội. Thông qua dư luận xã hội, họ phán xét đánh giá về các chủ trương, chính sách lớn của đất nước và hoạt động cụ thể của bộ máy chính quyền. Đặc biệt, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các nhóm xã hội chất vấn hoạt động của các cơ quan công quyền. Dư luận xã hội học thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra không chính thức bộ máy nhà nước và cán bộ lãnh đạo cao cấp, giám sát hoạt động của họ có phù hợp với lợi ích tập thể hay không và phát hiện ra những vấn đề để kịp thời tư vấn các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ.
Với bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thông qua dư luận xã hội, Đảng và Nhà nước lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của công dân, coi đây cũng là một kênh qua trọng để xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển của đất nước. Đảng, Chính phủ luôn tạo điều kiện để người dân góp ý vào các Văn kiện của Đảng, bản dự thảo Luật, Hiến pháp của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét