Tinh
thần chung tay cùng Chính phủ gánh vác vận mệnh của dân tộc trong giai đoạn
“chống dịch như chống giặc” hiện nay càng phải được thôi thúc mạnh mẽ hơn
nữa, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân - những người đang giữ vững
động lực quan trọng phát triển kinh tế, hãy lắng nghe “tổ quốc gọi tên mình”,
hãy xem đây là giai đoạn minh chứng về tinh thần trách nhiệm trong việc kề
vai sát cánh, sắt son một lòng với với cách mạng, với Tổ quốc và nhân dân. |
|
Câu chuyện cảm động về
cụ bà Lê Thị Niệm 78 tuổi, là người có công với cách mạng, chồng là liệt sĩ ở thôn
Côn Sơn, xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa nghe theo lời hiệu
triệu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch
UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tự đạp xe đến trụ sở UBND xã để đóng góp ủng hộ số tiền 1
triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 kèm theo một bức thư
với nội dung chia sẻ: “Trong chiến tranh, chồng, em và chị của tôi đã hy sinh.
Trong hòa bình năm 1983, 1984, Nhà nước khó khăn về kinh tế, gia đình tôi cũng
đã tình nguyện bán thóc mua công trái. Ngày nay dịch lại đến, tôi tuy đã già
rồi không làm được gì, nay con cháu cho tôi ít quà, tôi lại cống hiến cho Nhà
nước số tiền là 1.000.000 đồng (01 triệu đồng). Tuy chưa nhiều nhưng tấm lòng
của tôi, mong được ban lãnh đạo các cấp nhận cho tôi”.
Một lần nữa tiếng gọi
thiêng liêng của Tổ quốc, của những người đang ở “tuyến đầu của trận
chiến” phòng chống “giặc bệnh Covid-19” lại làm lay động hàng triệu con tim của
quân và dân cả nước bằng những hành động, việc làm thiết thực đời thường mang
đậm tính nhân văn cao đẹp của truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Từ câu chuyện của nhà
tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô
Đất nước Việt Nam đã
trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chính trong những thời khắc dân tộc đứng trước những mất mát, đau thương, ngàn
cân treo sợi tóc lại viết nên những câu chuyện nhân văn về sự hy sinh của các
tầng lớp doanh nhân - nhà tư sản yêu nước nổi bật. Họ không chỉ có tấm lòng
thiện lương với nhân dân mà còn có cả sự kiên trung với Tổ quốc, đã không màng
danh lợi sẵn sàng hy sinh gia sản lớn đi theo cách mạng, cống hiến cơ nghiệp
cùng dân tộc trải qua những đau thương, mất mát, khó khăn và cả những vinh
quang của lịch sử để góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước.
Đó là câu chuyện về vợ
chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ - nhà tư sản giàu có bậc nhất Hà
Thành giữa thế kỷ XX, đã thể hiện tấm lòng yêu nước bằng việc đem hết công sức,
tài sản 5.147 lượng vàng (chiếm hơn 90% số tiền buôn vải, gấp đôi ngân khố
Chính phủ bấy giờ) ủng hộ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam với một suy
nghĩ đơn giản là: Phải giữ được chính quyền non trẻ này thì đất nước mới giữ
được độc lập, mới có tự do. Muốn vậy thì phải có tiền để lo nhiều chuyện.
Hay như tấm lòng sắt
son của vợ chồng doanh nhân Đỗ Đình Thiện và Trịnh Thị Điền. Không chỉ là nhà
hoạt động cách mạng dũng cảm, là doanh nhân tài ba, sẵn sàng vào sinh ra tử,
quyết một lòng kiên trung với Cụ Hồ, mà vợ chồng doanh nhân Đỗ Đình Thiện còn
sẵn sàng hy sinh cả sự nghiệp, trí tuệ đóng góp không một chút do dự vào “Quỹ
Độc lập” cho Mặt trận Việt Minh giai đoạn 1930-1954 với số tiền 10 vạn đồng
Đông Dương, 100 lạng vàng trong “Tuần lễ vàng” (trong khi cả nước lúc bấy giờ
mới quyên góp được 300 lạng vàng).
“Và còn nhiều, rất
nhiều những minh chứng lịch sử sống động về các thế hệ doanh nhân Việt Nam tài
ba, dũng cảm đã để lại cho hậu thế một tài sản quý báu về tinh thần yêu nước to
lớn và thấm thía cảm phục tấm lòng trân quý của họ, xứng đáng là tấm gương sáng
soi rọi để doanh nhân thời nay học tập và làm theo”.
Đến câu hỏi ta sẽ làm
gì để đất nước vượt qua khó khăn?
Thực tiễn cho thấy,
Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong thời gian qua đã thể hiện sự quan tâm, coi
trọng đặc biệt đối với đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, xem doanh nghiệp là
động lực quan trọng phát triển kinh tế của đất nước. Với thông điệp xây dựng
một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, vì dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ
đã có các giải pháp đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải
cách tư duy, cách thức làm việc trong các bộ, ngành với các quan điểm dứt khoát
và chương trình hành động rõ ràng đã được nêu trong hàng loạt nghị quyết quan
trọng mà Chính phủ ban hành... Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành
nhiều chỉ thị, chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, từ
những vấn đề vĩ mô cho tới từng vụ việc cụ thể, để “trên nóng, dưới nóng, ở
giữa cũng phải nóng”, “đừng để tình trạng vô trách nhiệm xảy ra trong phục vụ
nhân dân, phục vụ sản xuất kinh doanh”.
Trong giai đoạn khó
khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, một lần nữa người dân, doanh nghiệp lại được
thấy một Chính phủ kiến tạo, nhân văn và hành động vì nhân dân, vì doanh
nghiệp. Hàng loạt các chỉ đạo điều hành, thậm chí cả mệnh lệnh quyết liệt thôi
thúc cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm kêu gọi cả nước chung tay hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp cùng vượt qua mọi khó khăn trước mắt, tích cực tham gia công
tác phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Đáp lại lời hiệu triệu
của Thủ tướng Chính phủ và Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam,
trong thời gian qua, thật cảm động khi có những cụ già dành một phần tiền lương
hưu, tiền tích cóp trong nhiều năm; các em nhỏ dành tiền tiết kiệm chi tiêu,
tiền mừng tuổi trong dịp Tết… để mua khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn tặng
người đi đường, người nghèo tại khu dân cư. Vàc chúng ta cảm phục nhiều người
dân, doanh nghiệp phát tâm quyên góp ủng hộ đóng góp theo khả năng của mình,
đưa những chuyến xe chở sữa, bánh chưng, mì tôm, hoa quả… đến tặng các bệnh
viện, với mong muốn tiếp sức, giúp các thầy thuốc và bệnh nhân tăng cường sức
khỏe, khả năng miễn dịch để chiến đấu với dịch bệnh.
Đặc biệt, một số doanh
nghiệp có thương hiệu lớn, doanh nhân thành đạt đã thể hiện tình cảm sâu sắc và
trách nhiệm ủng hộ hàng trăm tỷ đồng để đồng hành cùng Đảng, Chính phủ và ngành
y tế có thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an
sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét