Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

Hoàn chỉnh cơ chế, thể chế, quy định trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

          Để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có kết quả cần phải hoàn chỉnh cơ chế, thể chế, quy định về quản lý kinh tế, quản lý tài chính, ngân sách, nguồn vốn và tài sản công, tài nguyên, đất đai và tăng cường kiểm soát quyền lực. Những vụ tham nhũng, tiêu cực lớn gần đây được điều tra và xử lý đều cho thấy về quản lý còn nhiều kẽ hở, cả quản lý tài sản và quản lý cán bộ. Những kẽ hở đó khiến cho những người xấu có thể lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước; những kẻ cơ hội chính trị có thể tham nhũng quyền lực và chính sách. “Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển Cần thiết phải quản lý chặt chẽ tài sản và làm tốt công tác cán bộ, lựa chọn và quản lý, bố trí cán bộ, nhất là các lĩnh vực liên quan đến tiền bạc, của cải, các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ vừa thành lập và đưa vào hoạt động Ủy ban quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Việc thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật tài chính, ngân sách, Luật đất đai, Luật tài nguyên, v.v… phải rất chặt chẽ và có sự giám sát đối với từng tổ chức và cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn trên các lĩnh vực đó cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đề cập giải pháp, về cơ chế, chính sách đã nhấn mạnh sự cần thiết phải “rà soát, hoàn thiện các quy  định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, phân bổ, quản lý và sử dụng biên chế... Tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, chuyển mạnh từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt”.

 
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét