Nhiều người làm quá rủi ro cá nhân và
bác bỏ những nguy cơ dịch bệnh cộng đồng dẫn đến tâm lý lựa chọn tiêm vaccine
Covid-19, đây thực sự là một cái bẫy tư duy cần loại bỏ. Khi thành phố Hồ Chí
Minh bắt đầu tiêm lô 800 nghìn liều vaccine đầu tiên, có người đã khoe rằng
công ty của họ được vào danh sách tiêm, thật mừng, "tiêm cho yên tâm”.
Nhưng chưa đầy một tuần sau, chính họ lại thông báo, rằng công ty của họ đã xin
rút khỏi danh sách tiêm vì "không yên tâm", cho rằng "Tiêm
vaccine Astra sợ biến chứng"… Ngán ngẩm với những người như họ - tối ngày
đi đọc thuyết âm mưu,
Đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 6 triệu
mũi, phần lớn Astra Zeneca, mới có một ca tử vong nhưng chưa rõ nguyên nhân và
nguyên nhân thực sư có liên quan trực tiếp đến vaccine hay không. Số liệu thống
kê cho thấy, số biến chứng liên quan đến vaccine Astra Zeneca ở châu Âu là rất
ít so với số người tử vong do dịch trước khi có vaccine. Giả sử trường hợp tử
vong sau khi tiêm vaccine Astra Zeneca ở nước ta nguyên nhân thực sự có liên
quan trực tiếp đến vaccine thì so sánh tỷ lệ tiêm hơn 6 triệu người có một
người tử vong, trong khi 15 ngàn ca mắc đã có 80 người chết thì chắc chắn ai
trong chúng ta cũng nhận thấy cái nào nguy hiểm hơn cái nào?! Bất kỳ lĩnh vực,
hoạt động nào cũng có tỷ lệ rủi ro nhất định, rủi ro vaccine có vài phần triệu
cả nhẹ cả nặng, còn sinh đẻ, rủi ro các loại lên tới vài phần trăm.
Bản năng sinh tồn từ tổ tiên truyền lại
khiến chúng ta thường phóng đại những rủi ro liên quan trực tiếp đến bản thân
và bác bỏ những nguy cơ diễn ra trên diện cộng đồng. Ví như thói quen ăn tiết
canh, khi nhìn thấy nhiều người cũng ăn thì cơ chế phòng thủ hạ xuống, mặc dù
nếu nhiễm sán khuẩn thì chữa cũng khó ngang Covid-19 chứ không có dễ hơn.
Vaccine thì ngược lại, là nguy cơ riêng của từng cá nhân, nên nếu không có một
mốc đối chiếu, nhiều người sẽ khựng lại khi bị hỏi câu "Thế không sợ bị
biến chứng à?". Hỏi thế thì ai chẳng bảo sợ. Bẫy tư duy này chính là
nguyên nhân của phong trào bài vaccine và hiện tượng trì hoãn vaccine đã gây ra
nhiều thảm cảnh ở những nước có nền y tế hiện đại nhất. Năm 2019, cùng thời
điểm dịch sởi bùng phát ở Việt Nam, Bắc Mỹ đã chứng kiến một đợt dịch sởi khi
tỷ lệ tiêm chủng ở một vài khu vực tụt xuống dưới 80%. Đầu năm nay ở Nhật Bản,
việc người dân trì hoãn tiêm vaccine đã khiến cho dịch bệnh đang được dần đẩy
lùi vượt khỏi tầm kiểm soát, khiến thủ đô Tokyo gần như phải phong tỏa lần nữa.
Một người trì hoãn, một bước cộng đồng
bước xa khỏi ngưỡng an toàn, một bước cả nước bước xa khỏi ngày mở cửa để được
sống trong điều kiện bình thường mới. Nên nhớ, Astra Zeneca hay Pfizer hay thậm
chí Sinovac cũng chỉ là mầm bệnh bị bất hoạt, phản ứng nếu có sẽ nhẹ hơn bị
nhiễm trực tiếp rất nhiều. Nếu bạn tin rằng mình có thể sốc phản vệ dẫn đến tử
vong khi tiêm vaccine, gần như chắc chắn bạn không có cơ hội tồn tại nếu nhiễm
nguồn bệnh trong khi lang thang ngoài đường. Thêm nữa, Astra Zeneca hay Pfizer,
70 hay 90 chỉ đạt đến mức bảo vệ tối đa nếu tối thiểu 75% cộng đồng được tiêm.
Vaccine ngoại trừ tác dụng chống dịch cho mỗi cá thể, còn hoạt động theo cơ chế
miễn dịch cộng đồng. Trước khi 75% dân số được tiêm, không một ai trong số
chúng ta an toàn.
Hiệu quả của các lại vaccine là không
thể phủ nhận, để an toàn cho bản thân, gia đình, xã hội, hướng tới miễn dịch
cộng đồng chúng ta cần trách rơi vào bẫy tư duy, loại bỏ tâm lý “lựa chọn
vaccine”. Chúng ta ngưỡng mộ những người hùng áo trắng áo xanh kiên cường nơi
tuyến đầu, nhưng mỗi người hoàn toàn có thể trở thành người hùng khi hành động
vì lợi ích của cộng đồng. Thực hiện 5K, tiêm phòng theo chỉ định là hành động
bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ dịch bệnh, đưa đất nước đến trạng
thái bình thường mới, tiếp đà ổn định và phục hồi kinh tế. Vào thời điểm này,
đất nước Việt Nam cần sự dũng cảm của mỗi người dân. Hãy tiêm chủng khi được
chỉ định, góp phần tạo thành hàng rào khống chế dịch bệnh, bảo vệ người thân
của chúng ta, bảo vệ quê hương của chúng ta, bảo vệ đất nước của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét