Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Nhận thức đúng đắn những biểu hiện mới của giai cấp công nhân hiện nay

 


 Xét từ góc độ kinh tế - kỹ thuật

C.Mác cho rằng, công nhân là sản phẩm và là chủ thể của quá trình công nghiệp hóa. Do đó, sự phát triển của sản xuất và sự ra đời của cuộc cách mạng 4.0 là nguồn gốc dẫn đến sự biến đổi giai cấp công nhân hiện nay.

+ Số lượng và cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân tăng nhanh

Theo Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, hiện nay có khoảng 1 tỷ công nhân (năm 1900 mới có 80 triệu). Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển cao (nhóm G7), công nhân chiếm khoảng từ 70-90% trong tổng số lao động của quốc gia. Điều này xuất từ quy mô sản xuất công nghiệp ở tất cả các quốc gia ngày càng lớn hơn.

 Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên phạm vi toàn thế giới làm cho nhiều ngành nghề mới ra đời như: các ngành công nghiệp công nghệ cao như (công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng…); các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ cao (tài chính, ngân hàng...). Điều đó làm cho cơ cấu giai cấp công nhân, phương thức lao động của GCCN cũng có sự thay đổi to lớn. GCCN ngày nay bao gồm: những người trực tiếp tham gia vào các dây truyền sản xuất công nghiệp; các nhà khoa học - những người chuyên nghiên cứu, sáng chế; những người làm việc trong các ngành dịch vụ công nghiệp và có tính chất công nghiệp (giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thương mại, bao hiểm, bưu chính viễn thông…); những người làm công tác quản lý doanh nghiệp. Trên thực tế đã có thêm nhiều khái niệm để chỉ công nhân: công nhân tri thức, công nhân “áo trắng”, lao động trình độ cao...

+ Trình độ của công nhân ngày càng cao, công nhân tri thức là đại biểu tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện nay

Sự xuất hiện của kinh tế tri thức là một trình độ mới của lực lượng sản xuất hiện đại, được biểu hiện trước hết ở nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, công nhân được đào tạo và thường xuyên được đào tạo lại theo các chu kỳ thay đổi công nghệ. Nguồn nhần lực chất lượng cao được đào tạo trong các trường dạy nghề và luôn được bồi dưõng về công nghệ là đặc trưng về tạo nguồn và sử dụng nhân lực. Tốc độ “trí thức hóa” công nhân đang diễn ra khá nhanh và công nhân tri thức đã dần chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động xã hội ở các nước phát triển. Hao phí lao động hiện đại chủ yếu là hao phí về trí lực chứ không phải thuần túy là sự mệt mỏi cơ bắp.

Công nhân tri thức là đại biểu tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện nay. Trong nền kinh tế tri thức vai trò của tri thức, công nghệ đang tỏ rõ vị thế quan trọng. Nền kinh tế tri thức dựa trên 4 tiêu chí: 1) trên 70% GDP do các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao mang lại; 2) trên 70 % giá trị gia tăng là kết quả của lao động trí óc; 3) trên 70% lao động xã hội là lao động trí thức; 4) trên 70% vốn sản xuất là vốn về con người (Trong cơ cấu giá trị hàng hóa c + v + m thì v tăng nhanh, c giảm tương đối). “Tri thức là một động lực cơ bản cho việc gia tăng năng suất lao động và cạnh tranh toàn cầu. Nó là yếu tố quyết định trong quá trình phát minh, sáng kiến, và tạo ra của cải xã hội”1. Xu thế hướng tới kinh tế tri thức là xu thế chung của thế giới để đổi mới cơ cấu kinh tế từ phát triển theo bề rộng sang phát triển theo chiều sâu. Năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ, tri thức, tay nghề của người lao động. Sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết sâu rộng cả về tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Với tri thức và khả năng làm chủ công nghệ cao, với năng lực sáng tạo giá trị mới, người công nhân hiện đại đang có thêm điều kiện vật chất để tự giải phóng. Con người có tri thức, lao động sáng tạo với trình độ cao là nguồn lực cơ bản của phát triển xã hội hiện đại và điều đó đang góp phần định hình xã hội tương lai.

-  Xét từ góc độ chính trị - xã hội

Chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hóa đã và đang có những điều chỉnh về quan hệ sản xuất và phương thức quản lý mới, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn, xung đột xã hội của giai cấp tư sản đang tác động hai mặt vào giai cấp công nhân.

+ Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư

Một bộ phận công nhân đã tham gia vào sở hữu một lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cồ phần hóa. Về mặt hình thức, họ không còn là “vô sản” nữa và có thể được “trung lưu hóa” về mức sống. Tuy nhiên, về thực chất, ở các nước tư bản, do không chiếm được tỷ lệ sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ thuộc vào những cổ đông lớn. Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết định mức thu nhập, đời sống của công nhân hiện đại. Quyền định đoạt quá trình sản xuất, quyền quyết định cơ chế phân phối lợi nhuận vẫn thuộc về giai câp tư sản.

Khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại thì những thành quả của khoa học và công nghệ, trình độ kinh tế tri thức và những điều chỉnh về thể chế quản lý kinh tế - xã hội... trước tiên vẫn là công cụ để bóc lột giá trị thặng dư. Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng nề bởi các chủ thể mới trong toàn cầu hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia, nhà nước của các nước tư bản phát triển...

+ Vấn đề đoàn kết và thống nhất giai cấp công nhân cần có cách tiếp cận mới. Công nhân là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, hiện nay do tác động mạnh mẽ của công nghiệp hiện đại, cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0... cơ cấu giai cấp và phương thức sinh hoạt của công nhân có nhiều biển đổi. Công nhân biện đại có cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, trình độ công nghệ và giác ngộ chính trị khác nhau. Phong trào công nhân thế giới cũng đang bị chỉ phối bởi nhiều tổ chức chính trị-xã hội khá phức tạp. Nền kinh tế nhiều thành phần trong các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đặt ra yêu cầu đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị -xã hội trong công nhân. Theo đó, tổ chức và phối hợp hành động trong phong trào công nhân cũng cần có các hình thức phù hợp, linh hoạt và sáng tạo hơn.

+ Mối quan hệ giữa lợi ích của giai cấp câng nhân và lợi ích quốc gia dân tộc đang xuất hiện những tình huống mới. Toàn cầu hóa vừa liên kết về mặt lực lượng sản xuất, lại vừa chia rẽ ngưòi lao động trong quan hệ sản xuất do họ gắn bó về lợi ích với các doanh nghiệp tư bản, các tập đoàn xuyên quốc gia. Lợi ích của công nhân vừa gắn bó với lợi ích quốc gia - dân tộc, vừa phụ thuộc vào thành phần kinh tế, tác động của thị trường sức lao động và biến động của kinh tế toàn cầu. Thực tế đó tạo ra những quan hệ phức tạp, đan xen các dạng lợi ích và khách quan đặt ra nhu cầu về những hình thức tập hợp lực lượng mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét