Theo
nghĩa rộng, chủ nghĩa xã
hội khoa học là chủ nghĩa Mác- Lênin, luận giải trên góc độ triết học, kinh tế
và chính trị-xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Điều đó nói lên sự
thống nhất, tính hoàn chỉnh về mặt cấu trúc của chủ nghĩa
Mác-Lênin.
Theo
nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội
khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác
- Lênin.
Triết học Mác-Lênin, (chủ
nghĩa duy vật lịch sử) đã chỉ ra việc sản xuất kinh tế là cơ
sở để xem xét sự thay đổi các chế độ xã hội, từ đó hình thành lý luận về hình
thái kinh tế - xã hội và kết luận rằng sự thay đổi các
hình thái kinh tế - xã hội đã diễn ra trong lịch sử là do sự phát triển của các
phương thức sản xuất kế tiếp nhau quyết định.
Kinh tế học chính trị Mác-Lênin chỉ rõ bản
chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản: Nhờ bóc lột giá trị thặng dư mà chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng làm
cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất càng gay gắt. Học
thuyết giá trị thặng dư luận chứng một cách khoa học từ nguồn gốc kinh tế của sự
diệt vong chủ nghĩa tư
bản, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. V.I.
Lênin nói: "Chỉ có học thuyết kinh tế của Mác là đã giải thích được địa vị thực sự
của giai cấp vô sản trong toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa”1.
Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu sự chuyển biến tất yếu của xã
hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.Chủ nghĩa xã hội
khoa học là thành quả lý luận được rút ra
từ triết học và kinh
tế học chính trị Mác-Lênin. Nó vừa dựa trên cơ sở triết học và kinh tế học chính trị Mác-Lênin, vừa bổ
sung và hoàn tất các học thuyết ấy, làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin mang tính hoàn
chỉnh, cân đối.
CNXH khoa học không chỉ nhận
thức sự vận động phát triển của thế giới mà còn đề cập đến vấn đề cải tạo xã hội
theo những quy luật khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Làm rõ mục tiêu cuối cùng
và con đường giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
Luận giải khoa học sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét