Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Những vẫn đề đặt ra đối với SMLS của giai cấp công nhân hiện nay

 


- Nhận thức rõ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay

+ Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày càng rõ ràng hơn

Sản xuất vật chất vẫn là yếu tố quyết định nhất với tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại. Thực tiễn sản xuất công nghiệp hiện đại đang diễn ra theo xu thế xã hội hóa cả về bề rộng và chiều sâu. Quá trình sản xuất với công nghệ hiện đại, năng suất, chất lượng cao đã và đang tạo ra tiền đề để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày càng rõ hơn so với thế kỷ XIX.

+ Giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển và có khả năng duy trì sự thống trị của mình nhờ nắm giữ những ưu thế trong kinh tế thị trường như vốn, công nghệ, thị trường độc quyền, kinh nghiệm quản lý và những điều chỉnh về quan hệ sản xuất

+ Cần có tư duy biện chứng về lịch sử để nhận thức đúng triển vọng của chủ nghĩa xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Tránh tư duy ấu trĩ,  “tả khuynh” nhưng cũng cần tránh tư duy “hữu khuynh”, bi quan về hiện thực. Cái nhìn biện chứng về lịch sử ở đây chính là: Chủ nghĩa xã hội hiện thực tuy đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong cải cách, đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. “Dư chấn của cơn địa chấn chính trị” dẫn đến sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô vẫn tồn tại. Cần nhận thức rõ rằng, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và chưa bao giờ từ bỏ việc chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào công nhân.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn đang được hiện thực hóa qua những biểu hiện cơ bản sau: Định hướng xã hội chủ nghĩa của nhiều nước trên thế giới hiện nay; lực lượng sản xuất xã hội hóa đang úng dụng nhiều thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại; mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc ở từng quốc gia tư bản chủ nghĩa và trên toàn cầu, những tiến bộ xã hội đạt được từ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân chống bất công, bất bình đẳng trong chế độ tư bản chủ nghĩa; cuộc đấu tranh vì một toàn cầu hóa khác, vì sự phát triển nhanh, nhân bản và bền vững, giờ đây trở thành một nội dung hữu cơ khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

- Nhiệm vụ trung tâm ở các nước đang phát triển theo định hưởng xã hội chủ nghĩa là hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa và giữ vũng chế độ xã hội chủ nghĩa.

+ Như khẳng định của chủ nghĩa Mác-Lênin, cái cốt vật chất cho chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp theo hướng ngày càng hiện đại. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bắt đầu từ nền đại công nghiệp. Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của các nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ từ đó mới có một lực lượng sản xuất hiện đại, mới có cơ sở vật chất cho quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng lối sống mới và định hình hệ giá trị của giai cấp công nhân trong đời sống xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất hiện đại, vai trò to lớn của cách mạng khoa học - công nghệ, hướng tới kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể hơn là xu thế đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa trong cơ chế thị trường đang là một thực tế ở rất nhiều quốc gia. Xu thế này là bước tiến lớn của văn minh nhân loại, song nếu không xác định được một mô hình và cách thức công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp thì lại bộc lộ nguy cơ tụt hậu cả về công nghệ và nguồn nhân lực của nhiều quốc gia đang phát triển. Tính thực dụng của kinh tế thị trường khiến cho người ta có thể vì lợi ích ngắn hạn mà bỏ qua những yêu cầu khách quan về xã hội và môi trường trong phát triển.

Lịch sử còn xác nhận rằng, chất lượng, quy mô và tốc độ công nghiệp hóa còn tùy thuộc vào chế độ chính trị, tư duy của giai cấp lãnh đạo. Những quốc gia hiện nay chưa công nghiệp hóa xong, không chi lạc hậu về kinh tế mà còn phải đối diện với khá nhiều vấn đề về chế độ và thể chế chính trị. Con đường phát triển kiểu tư bản chủ nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa quốc gia dân tộc cực đoan, bất công và bất bình đẳng xã hội từ mặt trái của kinh tế thị trường, những bất bình đẳng của toàn cầu hóa... đang là những cản trở đối với quá trình công nghiệp hóa và tiến bộ xã hội.

Với các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa còn là một điều kiện chính trị quan trọng để thực hiện đầy đủ các nội dung của sứ mệnh lịch sử.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét