Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân từ năm 1947 trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc và nêu lên những đòi hỏi cao hơn trong tác phẩm Đạo đức cách mạng khi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội được đặt ra trực tiếp và trước khi đi xa, Người căn dặn toàn Đảng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc tác hại và chỉ rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân để mọi cán bộ, đảng viên biết mà tránh và ra sức tu dưỡng đạo đức cách mạng. Người nêu rõ một sự thật: “Chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng. Họ ngại làm việc tổ chức, tuyên truyền và giáo dục quần chúng. Họ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ. Chung quy là họ không làm nên trò trống gì”(5).
Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021
Vì sao phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa xã hội là chế độ triệt để giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, khỏi mọi sự tha hóa và xây dựng nền dân chủ thật sự của số đông, sự công bằng, văn minh vì lợi ích chân chính của mọi người, của cộng đồng. Vì thế, chủ nghĩa cá nhân là xa lạ đối với chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”(6). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ sự cần thiết phải phân biệt chủ nghĩa cá nhân với lợi ích cá nhân chính đáng.
“Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Nhưng lại phải thấy rằng, chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”. “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”(7).
Quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân và bảo đảm lợi ích cá nhân của mỗi người chính là nhận thức khoa học về bản chất của chủ nghĩa xã hội và dựa trên hiện thực và đặc điểm của quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phải thấy hết khó khăn và tính phức tạp của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân biểu hiện tinh vi và được ẩn sau những thủ đoạn khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: Quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”. “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”.
Vì sao đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân lại khó khăn và lâu dài như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu chống mà còn phải trừ bỏ, quét sạch, tiêu diệt nó. Đến nay, chủ nghĩa cá nhân vẫn tồn tại, thậm chí phức tạp và tinh vi hơn. Chủ nghĩa cá nhân vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngày 30-10-2016 nêu rõ: “Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”.
Trung ương cũng chỉ rõ sự suy thoái về đạo đức, lối sống mà biểu hiện hàng đầu là: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”(10). Một biểu hiện của sự suy thoái là tình trạng “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét