1. Công an
xã xác minh sơ bộ tin báo tội phạm
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2021 có
hiệu lực từ ngày 01/12/2021 Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm
kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền
2. Siết quy định cá nhân vận động từ thiện
Theo Nghị định 93
có hiệu lực từ ngày 11/12/2021, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ đều có thể vận động quyên góp từ thiện.
Tuy nhiên, khi vận
động, phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và công khai trên
phương tiện thông tịn truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức
vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện
vật) và thời gian phân phối.
Quan trọng nhất,
cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận
động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện. Đồng thời, phải có
biên nhận các khoản quyên góp nếu các nhà hảo tâm có yêu cầu. Sau khi kết thúc
thời gian tiếp nhận, không được phép nhận thêm tiền ủng hộ.
3. 11 thông tin cung cấp
trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Theo Quyết định 31/2021
của Thủ tướng, từ ngày 9/12 có 11 loại thông tin phải cung cấp trên Cổng Dịch
vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi thực
hiện thủ tục hành chính.
11 loại thông tin gồm:
Hướng dẫn, hỏi đáp thực hiện thủ tục hành chính, nghĩa vụ tài chính; thông báo
về tiếp nhận, trả kết quả, hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung hồ sơ giải quyết thủ
tục hành chính; địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử hướng dẫn của các cơ quan,
cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính...
Thủ tướng yêu cầu dịch
vụ công trực tuyến cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia phải đơn giản,
thuận lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện hơn các hình thức thực hiện
trực tiếp hoặc qua bưu chính công ích. Thời hạn và kết quả giải quyết dịch vụ
công trực tuyến theo đúng quy định của pháp luật hoặc thủ tục hành chính đã
được công bố trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. An toàn, an ninh thông tin và bảo
vệ dữ liệu cá nhân phải được bảo đảm.
4. Bỏ quy định đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân
tộc
Nghị định 89/2021 có hiệu lực từ 10/12 đã bãi bỏ nội dung đào tạo,
bồi dưỡng Tiếng dân tộc, Tin học và Ngoại ngữ khi bồi dưỡng cho cán bộ, công
chức, viên chức. Nội dung bồi dưỡng hiện chỉ còn: Lý luận chính trị; kiến thức
quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng
theo yêu cầu vị trí việc làm.
Bộ Nội vụ sau đó đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành không yêu cầu
chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn ngạch công chức. Thay vào đó, các bộ quản lý chuyên ngành nghiên
cứu, quy định về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ của ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng.
So với Nghị định 101/2017, Nghị định 89/2021 cũng không còn quy
định về hình thức bồi dưỡng tập sự với cán bộ, công chức, viên chức và hình
thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.
Giáo viên chỉ còn một chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Trong khi Nghị định 101 thì quy định
viên chức phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng IV, III, II,
I.
5. Giảm
50% lệ phí trước bạ với ô-tô lắp ráp trong nước
Chính phủ đã chính
thức ban hành Nghị định 103/2021/NĐ-CP, trong đó quyết định giảm 50% lệ phí
trước bạ lần đầu với ô-tô, rơ moóc hoặc sơmi rơ-moóc được kéo bởi ô-tô và các
loại xe tương tự sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thời gian áp dụng
từ ngày 1/12/2021 - 31/5/2022. Hiện nay, mức lệ phí trước bạ lần đầu với ô-tô
con tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng... là 12% giá trị xe; TP. Hồ Chí Minh
10%, Hà Tĩnh 11%... Riêng xe bán tải, phí trước bạ bằng 60% mức thu phí lần đầu
với xe con./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét