Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Đặc trưng của dân tộc Việt Nam

 


Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng xã hội - tộc người đa dạng, phong phú, gồm 54 tộc người (Kinh, Bana, Êđê, Tày, Nùng Thái...). Trong đó, tộc người Kinh (Việt) chiếm khoảng 85,3% dân số, các tộc người còn lại chiếm khoảng 14,7% dân số.

Có nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam

Về ngôn ngữ, trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, và dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là chữ Hán. Thời kỳ thuộc Pháp, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ giành được địa vị độc tôn, phát triển phong phú, là ngôn ngữ dùng trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực cuộc sống. Ngày nay, ngôn ngữ chủ đạo trong toàn bộ dân tộc Việt Nam là tiêng Việt (Kinh). Bên cạnh đó, còn có sự đan xen các ngôn ngữ của các cộng đồng tộc người, tạo ra sự thống nhất trong đa dạng về ngôn ngữ. 54 tộc người Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ (Nam Á, Nam đảo, Hán - Tạng) và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Môn - Khmer, Mông - Dao, Nam Á, Malayô - Polinêdiêng, Tạng - Miến, Hán.

Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Những câu chuyện truyền thuyết cũng như sự biểu hiện của đời sống các cộng đồng tộc người trải dài qua hàng ngàn năm đã nói lên nét đặc sắc của nền văn hóa ấy. Việt Nam cũng là dân tộc có nhiều phong tục đặc sắc. Người Việt sống hài hòa với thiên nhiên, ưa nhu, mềm, giản dị, sống tình nghĩa... Trong cộng đồng dân tộc Việt có nhiều lễ hội truyền thống, phản ánh lôi sông, tư tưởng, ước mong của các cộng đồng tộc người trong lao động sản xuất và cuộc sống qua suốt chiều dài lịch sử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét