Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

NHẬN DIỆN CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


 

Đảng Cộng sản Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn nhấn mạnh vị trí, vai trò của công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, coi đó là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Chính vì vậy, ngày 22-/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó các cơ quan báo chí tuyên truyền các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị – xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước còn diễn biến phức tạp. Đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, đã và sẽ còn có diễn biến khó lường với nhiều khó khăn, thách thức mới. Các thế lực thù địch sẽ triệt để lợi dụng mọi phương tiện để chống phá thông qua việc đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ 4.0, không gian mạng sẽ trở thành một bộ phận cấu thành thiết yếu và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã, đang và sẽ tập trung dùng Internet, triệt để sử dụng mạng xã hội để chống phá, bịa đặt, nhào nặn, lan truyền những thông tin, hình ảnh thất thiệt gây tâm lý bi quan, hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân với mục tiêu cốt lõi để phá hoại nền tảng tư tưởng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do vậy phải ngăn chặn tác động của các quan điểm sai trái, thù địch, làm cho các cấp, các ngành và mỗi cán bộ, đảng viên và người dân miễn dịch với nó.

 Nắm bắt tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, nhất là liên quan đến các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, “điểm nóng” mới phát sinh ở ngành, địa phương; kịp thời chỉ đạo định hướng ngay các biện pháp đấu tranh. Chỉ đạo thống nhất, phối hợp lực lượng từ Trung ương đến địa phương đấu tranh phản bác; chia sẻ, chuyển tải bài viết của Nhóm Chuyên gia Trung ương lên các Blog, Facebook trong hệ thống, tạo sự chủ động, lan tỏa nhanh và huy động tổng lực các lực lượng đấu tranh, phản bác trước những thông tin xuyên tạc, bịa đặt liên quan đến các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp, nhạy cảm được xã hội quan tâm. Công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, phải được triển khai tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong đấu tranh phải kiên quyết, linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính. Tập trung định hướng tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao cảnh giác, tạo sức đề kháng trước những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. Đổi mới hình thức đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái thù địch, sử dụng đồng bộ các phương tiện thông tin đại chúng (báo mạng, báo hình, báo nói, báo in), chú trọng tuyên truyền công khai trên các báo điện tử, trang tin điện tử; qua các trang mạng xã hội; qua tuyên truyền miệng. Đa dạng hóa các phương pháp đấu tranh, sử dụng đồng bộ, kết hợp có hiệu quả các phương pháp đối thoại, đấu tranh trực diện. Quan tâm phương pháp đối thoại nhằm thuyết phục những người có nhận thức sai lầm, lệch lạc. Cách thức đấu tranh phản bác phải linh hoạt dựa trên tính chất vấn đề cần đấu tranh, phản bác. Hiện nay, trước diễn biến mới của tình hình và nhiệm vụ cách mạng, cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch ngày càng phức tạp. Có thể thấy, các thế lực thù địch không từ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Trước tình hình ấy, Ðảng ta đã xác định đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và của mọi công dân.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét