Có hai yếu tố mà từ đó kích thích Trung quốc thực hiện chủ nghĩa bành trướng. Một là, Trung quốc trong mấy thập kỷ qua đã trở thành công xưởng của thế giới. Một khi đã là thế, thì phải có đường đi cho hàng hóa ra toàn cầu. Thế là con đường tơ lụa mới hình thành. Thế là chương trình “vành đai và con đường” được thực hiện và để có thể rút ngắn đường đi của hàng hóa, Trung quốc đang tính đến việc mở con đường qua miền bắc cực.
Hai là, Trung quốc phát triển cần rất nhiều năng lượng và nguyên liệu mà tài nguyên trong nước không dồi dào, phong phú nên phải khai thác ở nước ngoài, đặc biệt là châu Phi và Trung đông. Độc chiếm biển Đông cũng vì mục đích này.
Con đường tơ lụa là một khái niệm đã có từ thời phong kiến Trung Hoa, chính xác là để các triều đại phong kiến Trung quốc xuất khẩu tơ lụa. Ngày nay hàng hóa qua lại con đường này không chỉ là tơ lụa mà tất cả những gì Trung quốc xuất khẩu ra thế giới và những gì mà Trung quốc nhập về (chủ yếu là khoáng sản và năng lượng). Con đường tơ lụa trên bộ xuất phát từ Phúc Châu, qua Mông Cổ, Ấn độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy-lạp đến châu Âu. Đó là hướng tây; hướng đông đến Triều Tiên, Nhật Bản; hướng nam đi xuống Đông nam Á.
Còn chương trình “vành đai và con đường” (nhất đới, nhất lộ) thì lại đi theo đường biển. Chính vì vậy mà Trung quốc đã đầu tư khá nhiều cảng biển từ đông nam Á (Campuchia), sang Nam Á (Pakistan, Sri Lanka, Myanmar), sang Trung đông rồi đến tận Italy.
Gần đây, Trung quốc tính toán mở thêm một con đường vận tải, đó là đi qua bắc cực. Muốn đi qua đây, Trung quốc không thể vượt mặt nước Nga và một số nước Bắc Âu như Phần Lan chẳng hạn. Đây chính là điểm phát sinh mâu thuẫn giữa Trung quốc với Nga và các nước trong khu vực. Xưa nay giữa Nga và Trung quốc vẫn tồn tại những tranh chấp lãnh thổ. Trung quốc muốn đòi lại phần đất mà tổ tiên họ đã dâng cho Nga hoàng.
Cũng như Biển Đông ở phía nam mà bản đồ thế giới gọi là Nam hải, thì ở phía đông Trung quốc muốn kiểm soát biển Hoa đông, tạo nên sự tranh chấp với Nhật Bản.
Chiêu bài mà Trung quốc thường viện dẫn trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ là “tồn tại lịch sử”. Đối với Ấn độ, với Nga, với Nhật và với Việt Nam họ đều có cùng một thủ đoạn. Buồn cười và thô bỉ nhất là họ cứ bấu chặt lấy cái đường lưỡi bò ở Biển Đông mà tên bại tướng Tưởng Giới Thạch vẽ ra vào năm 1949, rồi bảo đó là “tồn tại lịch sử!”.
Tóm lại, Trung Quốc hiện nay đã là một nước có nền kinh tế phát triển, dự trữ ngoại tệ rất lớn, là chủ nợ của rất nhiều nước, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Với một nền kinh tế như vậy, Trung quốc dễ dàng mua chuộc lãnh đạo nhiều nước, trao cho họ những món nợ khổng lồ (vượt quá khả năng trả nợ của họ), cuối cùng kẻ đi vay không có khả năng trả nợ thì gán nợ bằng công trình, bằng tài nguyên đất nước.
Chẳng thế mà, Myanmar - một đất nước đã có một lịch sử huy hoàng (đánh bại quân Thanh, Trung quốc), một nền kinh tế hùng hậu nhất châu Á vào thập niên 50-60, một nền công nghiệp đứng đầu đông nam Á, thậm chí là nước đầu tiên phát minh ra robot chứ không phải Mỹ hay Nhật vân vân. Thế mà ngày nay, thì sao? Trở thành một nước phụ thuộc Trung quốc, điển hình là tháng 12 vừa qua, chính phủ quân sự đã cho phép lưu hành đồng nhân dân tệ song song với đồng tiền quốc gia. Và còn nhiều nữa mà tôi không thể nói hết trong bài này.
Nói cho đúng bản chất của các khoản đầu tư của Trung quốc ở nước ngoài khoác dưới chiếc áo rất đẹp là “viện trợ phát triển” song không khác gì chủ nghĩa thực dân mới. Chủ nghĩa thực dân cũ dùng vũ lực để cướp tài nguyên của quốc gia bị xâm lược, thì nay Trung quốc dùng tiền để mua chuộc và chiếm đoạt.
Xem ra cuộc chinh phạt này diễn ra rất êm ái, một khi “tiền đã trao” thì “tài nguyên sẽ được múc đem đi”. Sau một ít năm nhìn lại thì hỡi ôi, tài nguyên xưa nay còn đâu!
Ảnh trong bài: Vừa ăn cướp vừa la làng
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét