Do sự bất bình đẳng về kinh tế dẫn
tới sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà và bất bình đẳng giới nảy sinh. Ph.Ăng
ghen khẳng định “tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã
hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là
kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế”. Bên cạnh đó truyền thống văn
hóa và xã hội (Phong tục, tập quán lạc hậu), được sự cổ vũ mạnh mẽ của tôn giáo
và sự bảo vệ vững chắc của pháp luật tư sản cũng là nguồn gốc rất cơ bản dẫn tới
bất bình đẳng nam nữ, làm tang them gánh nặng áp bức đối với phụ nữ. Ph.Ănggen
cho rằng: “Tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, thì một phần là kết quả của
điều kiện kinh tế, trong đó chế độ một vợ, một chồng phát sinh, và phần nữa là
một truyền thống của thời kỳ trong đó mối liên hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy
với chế độ một vợ, một chồng còn chưa được người ta hiểu một cách đúng đắn, và
đã bị tôn giáo thổi phồng lên”. Bản thân người phụ nữ với sự cam chịu, nhẫn nhục,
kém hiểu biết càng làm cho sự bất bình đẳng giới trở lên trầm kha trong xã hội
tư bản.
Con đường và điều kiện để giải
phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trong thực tế- đó là con đường cách mạng
xã hội nhằm xóa bỏ nguồn gốc kinh tế, trong đó chế độ sở hữu tư nhân phải được
thay thế bằng sở hữu xã hội; phải đưa phụ nữ tham gia ngày càng nhiều công việc
xã hội. Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “…điều kiện tiên quyết để giải phóng phụ nữ là
làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã hội, và điều kiện đó lại
đòi hỏi phải cho gia đình cá thể không còn là một đơn vị kinh tế của xã hội nữa”.
Đồng thời càn phải tổ chức lại cách phân công lao động xã hội và gia đình theo
hướng giảm nhẹ gánh nặng gia đình cho phụ nữ bằng cách xã hội hóa một phàn công
việc gia đình. Luật pháp hóa mục tiêu bình đẳng nam, nữ, bình đẳng giữa vợ và
chồng, giữa hai giới. Khẳng định điều này Ăng gen viết: “…đặc tính của sự thống
trị của người chồng đối với người vợ trong gia đình hiện đại, và sự tất yếu phải
xác lập sự bình đẳng xã hội thật sự giữa hai bên, cũng như phương thức xác lập
sự bình đẳng ấy, chỉ bộc lộ ra hoàn toàn rõ rang một khi mà cả vợ lẫn chồng đều
hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật”.V.L. Lê nin cũng rất quan tâm đến địa vị
vai trò người phụ nữ “ Địa vị của phụ nữ về mặt pháp lý là cái tiêu biểu nhất
cho trình độ văn minh”. Theo V.L. Lê nin: Để xóa bỏ vĩnh viễn tình trạng bất
bình đẳng, cần sự nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội nhưng trước hết
và quyết định nhất là sự nỗ lực của chính bản thân phụ nữ. “Việc giải phóng phụ
nữ lao động…phải là việc của bản than phụ nữ lao động”. Và nội dung đầu tiên phải
thực hiện là “Muốn để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho hộ thật sự bình đẳng với
nam giới, thì phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để cho phụ nữ tham gia
lao động sản xuất chung. Như thế phụ nữ mới có địa vị bình đẳng với nam giới”. Biện
Pháp:: Mau chóng xóa bỏ khoảng cách giữa “bình đẳng về mặt pháp luật” và “bình
đẳng trong thực tế đời sống
Thực tế ở Nhà nước Xô viết, ông xác định biện pháp: “phải làm sao cho phụ nữ công nhân ngày càng tham gia nhiều hơn nữa vào việc quản lý các xí nghiệp công cộng, vào việc quản lý nhà nước”. Với việc này Lê nin hoàn toàn tin tưởng rằng “…Phụ nữ sẽ học tập nhanh chóng và đuổi kịp dược nam giới”. Toàn bộ những quan điểm trên về phụ nữ, giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam- nữ được xây dựng trên cơ sở triết học mác xít. Đây là phương pháp tiếp cận khoa học, đồng thời là cơ sở lý luận để phát triển khoa học, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét