Những năm qua, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam, vào Cương lĩnh của Đảng, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
phản bác
các quan điểm sai trái,
thù địch (tuyên
truyền/bảo vệ và
đấu tranh) được chú
trọng và
đẩy mạnh theo tinh thần Nghị quyết
số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII ngày 22/10/2018 về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình
hình mới" (Nghị quyết 35-
NQ/TW). Đây là nhiệm
vụ vừa cấp bách, vừa
thường xuyên và lâu dài; không chỉ là công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước mà là của cả hệ thống chính trị, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Lực lượng Tuyên giáo là nòng cốt trong thực hiện Nghị quyết 35- NQ/TW
Lợi dụng những diễn biến phức tạp, khó
lường của tình
hình quốc tế, khu vực và trong nước, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, chống phá, phủ định và đòi xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ngấm ngầm truyền bá tư tưởng đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà
nước; đòi
xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
con đường đi lên
chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, nhằm chuyển hóa
thể chế chính
trị ở Việt Nam…
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, hơn 92 năm xây
dựng và
phát triển, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn coi trọng
công
tác "bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân
dân, Nhà nước pháp
quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công
cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa,
hiện đại hóa
đất nước và
hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích
quốc gia, dân
tộc; giữ gìn
môi trường hòa
bình, ổn định để phát
triển đất nước" gắn liền với
việc chủ động và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nghị quyết 35- NQ/TW đã khẳng định: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và
đấu tranh, phản bác
có hiệu quả các
quan điểm sai trái,
thù địch là
một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống
còn
của công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
để Đảng luôn trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Để bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng - bảo vệ linh hồn, mạch sống của Đảng, trận tuyến tuyên
truyền/bảo vệ và
đấu tranh theo Nghị quyết số
35-NQ/TW được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; trong đó, lực lượng Tuyên giáo các cấp là nòng cốt. Tại mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
đoàn thể chính
trị - xã
hội các
cấp; tại mỗi địa phương, cơ
quan, đơn vị, trước hết là người đứng đầu và với mỗi cán bộ, đảng viên, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải được phải quán
triệt thường xuyên,
trở thành
công việc tự giác,
chủ động, kịp thời, nhằm ngăn chặn
và
làm thất bại âm
mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù
địch, phản động, cơ hội chính
trị.
Nội dung Nghị quyết số 35-NQ/TW cũng cho thấy mối quan hệ
biện chứng giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái,
thù địch. Do đó,
trong mọi hoàn
cảnh, mọi thời điểm lịch sử, nhất
là
ở những thời khắc có tính bước ngoặt, thì tuyên truyền/bảo vệ và đấu tranh phải được tiến hành đồng thời, đảm bảo sự "gắn kết chặt chẽ giữa xây
và chống, xây
là cơ bản, chống phải quyết
liệt, hiệu quả"[1], trong đó, xây là tuyên truyền/bảo vệ và chống là đấu tranh, để kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đồng thời, hoạch định, không
ngừng bổ sung, phát
triển đường lối đổi mới và
tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên
chủ nghĩa xã
hội (bổ sung và
phát triển năm 2011).
Cụ thể, trong quá trình tác chiến, các cơ quan chức năng phải xây dựng một kịch bản khoa học, chặt chẽ; triển khai một chiến
dịch truyền thông vừa
thống nhất vừa đa dạng, rộng rãi; có sự phối hợp đồng bộ giữa các binh chủng, các lực lượng chức năng, trong đó, lực lượng Tuyên giáo các cấp phải kết hợp giữa nhiệm vụ trước mắt và
nhiệm vụ lâu
dài để đi tiên
phong trong công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng. Việc thực thi nhiệm vụ tuyên truyền/bảo vệ và đấu tranh của toàn Đảng,
của cả hệ thống chính trị chính là nhằm tiếp tục làm cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và
giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; làm cho chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong
cách
Hồ Chí
Minh thật sự trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc của
đời sống xã hội,
xây
dựng văn hóa,
con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh... Đồng thời, thông
qua tuyên truyền/bảo vệ và
đấu tranh để nhận diện đúng,
kịp thời; để nâng
cao khả năng tự phòng,
chống của cán
bộ, đảng viên,
các tầng lớp nhân
dân trước âm
mưu, thủ đoạn và
hoạt động của các
thế lực thù
địch, của các
đối tượng phản động, cơ hội chính
trị.
Trong thực thi nhiệm vụ tuyên truyền/bảo vệ và đấu tranh, một mặt phải tăng cường công
tác quản lý
nhà nước về internet, truyền thông,
báo chí và mạng xã
hội gắn liền với việc bổ sung,
hoàn
thiện các
quy định của pháp
luật về quản lý
các hoạt động trên
không gian mạng để làm
căn cứ cảnh báo,
răn đe và xử lý
các trường hợp vi phạm. Mặt
khác,
chú trọng việc đa dạng hóa
nội dung, phương thức, hình
thức để tuyên
truyền/bảo vệ và
đấu tranh theo nhiều tầng, nhiều
nấc, nhiều cấp độ, phù hợp từng đối tượng, từng lĩnh vực, từng thời điểm. Đồng thời,
nâng
cao khả năng dự báo,
nắm bắt tình
hình (kịp thời nhận diện các
thông tin xấu, độc, xuyên
tạc…) và
chủ động, kết hợp tuyên
truyền/bảo vệ, đấu tranh bằng hình
thức trực diện và
gián tiếp, với nhiều hình
thức, nhiều cấp độ theo một sự lãnh
đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ
từ Trung ương đến địa phương, để kịp thời phát hiện, tẩy chay và không tiếp tay cho kẻ cơ hội lan truyền thông
tin xấu, nhất là
trên không gian mạng.
Có thể nói rằng, từ sau sự sụp đổ của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và các nước Đông
Âu, các thế lực thù
địch, phản động ngày
càng gia tăng các hoạt động chống
phá
nhằm phủ định chủ nghĩa xã
hội và
con đường đi lên
chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam; nhất là
xuyên tạc, chống phá
chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thông qua đó đòi xóa bỏ vai trò cầm quyền/độc quền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi
thực hiện đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập…
Vì
thế, công
tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Và cũng vì thế, việc quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác tuyên
truyền/bảo vệ và
đấu tranh nói
chung; việc tiếp tục kiên
quyết, kiên
trì thực hiện có
hiệu quả các
nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu mà
Nghị quyết số 35-NQ/TW đề ra nói
riêng càng trở nên
quan trọng và
cần thiết hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét