Mới đây, trên trang facebook Việt Tân có bài viết
về buổi họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức công bố báo cáo quốc gia theo
Cơ chế ra soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc. Trong đó, Việt Tân xuyên tạc “chính quyền không thể báo cáo về thứ
không hề tồn tại” tức chúng muốn nói quyền con người ở Việt Nam không tồn tại.
Trước phiên đối thoại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc vào ngày 7-5 tới đây, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế vào chiều ngày
15/4 tại Hà Nội. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã bày
tỏ sự không đồng tình với một số ý kiến, nội dung của báo cáo riêng của các cơ
quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam. Theo ông, những báo cáo có rất nhiều nội dung
có thể nói là được xây dựng trên các thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra
những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam. Ông mong rằng các đại
sứ - những người hiện diện tại Việt Nam và được chứng kiến những sự thay đổi,
tiến bộ của Việt Nam từng ngày từng giờ - sẽ mang đến các thông tin đầy đủ,
khách quan nhất trong quá trình tham gia trao đổi khuyến nghị đối với Việt Nam
tại phiên đối thoại ở Hội đồng Nhân quyền vào tháng 5 tới.
Thực tế, với truyền thống yêu chuộng hòa bình và
công lý, là dân tộc phải trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước, dân tộc Việt Nam càng hiểu rõ giá trị cao quý của quyền con người và luôn
quan tâm đến vấn đề này. Tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị thứ
6 BCHTW Đảng khóa XIII khẳng định: “Nhà nước tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân”. Cùng với công cuộc đổi mới, Việt Nam đã nỗ lực mạnh
mẽ trong việc thực hiện các cam kết và hợp tác quốc tế, hoàn thiện pháp luật,
cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp 2013 là một cột
mốc quan trọng đánh dấu nỗ lực hiến định các chuẩn mực về quyền con người của
Việt Nam. Với 120 điều, Hiến pháp đã dành 36 điều quy định về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ của công dân; chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ
của công dân không chỉ được quy định ở chương riêng (Chương 2) còn nằm ở nhiều
chương khác nhau của Hiến pháp. Trên cơ sở các nguyên tắc hiến định, hàng loạt
các bộ luật chuyên ngành đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý toàn diện bảo đảm
quyền con người về dân sự, chính trị; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền
của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong xã hội. Tại họp báo cũng công bố:
“Từ năm 2019, GDP trên đầu người đã tăng 25%, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,5% mỗi năm.
Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp toàn quốc, gắn chặt y tế cơ sở,
tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 81,7% năm 2016 lên 92% vào năm 2022”[1]...
Rõ ràng, quyền con người ở Việt Nam luôn được quan
tâm chú trọng và bảo đảm. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục mục tiêu xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới bảo vệ quyền con người, quyền
công dân. Mọi luận điệu cho rằng quyền con người không tồn tại ở Việt Nam đều
là vô căn cứ, phi lý! Chúng ta cần cảnh giác không để bị lôi vào những chiêu
bài xuyên tạc, phản cách mạng của bọn Việt Tân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét