Thứ nhất, các cơ quan chức năng cần ban hành hệ thống văn bản có tính pháp quy, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan báo chí, các trang mạng xã hội tham gia đấu tranh, phòng chống quan điểm sai trái, thù địch.
Hiện nay,
hiệu quả cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch còn không ít hạn
chế, yếu kém. Chủ yếu mới là lực lượng chuyên trách tham gia đấu tranh. Tình
trạng “nói chưa đi đôi với làm”, thờ ơ trước tác động của các quan điểm sai
trái, thù địch phát tán trên mạng còn diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, nâng cao
hiệu quả của cuộc đấu tranh này là “thuốc” đặc hiệu, là cơ sở quan trọng để lấy
lại niềm tin của cộng đồng mạng. Từ niềm tin đó sẽ tạo “sức đề kháng” cho mỗi
công dân mạng, đặc biệt là thế hệ trẻ trước tác động của các quan điểm sai
trái, thù địch.
Mặt khác,
để đẩy lùi, giảm thiểu tối đa tác động từ các thông tin sai trái, thù địch, rất
cần đổi mới, mở rộng các hình thức, phương tiện đấu tranh. Các cơ quan báo chí
có lượng người đọc lớn, có tác động, chi phối thông tin trên mạng cần mạnh dạn
tạo các diễn đàn mở để trao đổi trực tuyến các ý kiến, quan điểm khác biệt. Từ
đó, triển khai tranh luận, giải thích với những người có ý kiến, quan điểm khác
biệt, hoặc phản bác những quan điểm thù địch, chống đối chế độ. Đây cũng là
diễn đàn để một mặt tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,
nhưng mặt khác, nhân dân có thể tham gia trao đổi - tranh luận hoặc phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch.
Tăng
cường lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với hệ thống báo điện tử. Sớm khắc phục
tình trạng sai tôn chỉ mục đích, đưa quá nhiều mảng tối của đời sống chính trị,
tạo “mảnh đất” để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị dễ dàng lợi
dụng, khai thác thông tin, nói xấu chế độ. Các báo điện tử, trang tin điện tử
chú trọng đổi mới, xây dựng giao diện app mobile cho điện thoại di động, tạo
điều kiện cho số đông cư dân mạng, nhất là giới trẻ thường xuyên truy cập
Internet qua mạng di động có thể sử dụng dễ dàng trong việc khai thác, tìm kiếm
thông tin chính thống.
Thứ hai,
tăng cường công tác tuyên truyền nhằm giúp mỗi công dân nhận diện rõ bản chất
của các quan điểm sai trái, thù địch. Đây là nhiệm vụ quan trọng của báo chí
chính thống, đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời cung cấp những thông tin chính
xác, làm cho mỗi công dân mạng có thể nhận thức, nhận diện đúng đâu là thông
tin xấu, thông tin độc, hiểu rõ thế nào là quan điểm sai trái, thế nào là quan
điểm thù địch. Từ đó, sẽ định hình cho mình những suy nghĩ, hành động đấu tranh
thích hợp.
Để làm
tốt nhiệm vụ cung cấp chính xác, kịp thời thông tin, các cơ quan báo chí phải
chủ động phân tích, làm rõ nội hàm, bản chất quan điểm sai trái, quan
điểm thù địch ở từng cấp độ thông tin khác nhau. Có những hệ thống thông tin ở
mức độ tổng quan, phân tích bài bản âm mưu, thủ đoạn khái quát từ hệ thống các
quan điểm sai trái, thù địch. Có những thông tin phân tích trực diện, cụ thể,
kịp thời đối với từng loại thông tin sai trái, thù địch.
Báo chí
chính thống cần trang bị tri thức cho cộng đồng mạng nhận diện rõ mục tiêu của
các thế lực phản động là nhằm làm tan rã niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh
đạo của Đảng ta, kích động nội bộ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hòng chuyển
hóa chế độ. Làm rõ phương thức, thủ đoạn mới nhất hiện nay của chúng. Đó là
triệt để lợi dụng những “khuyết tật”, yếu kém, tham nhũng, tiêu cực, nhất là
các vụ đại án lớn hiện nay để xuyên tạc, nói xấu Đảng, chế độ ta. Thủ đoạn của
chúng là viện cớ những yếu kém, tiêu cực đó để “bình luận”, tham chiếu, coi đó
là nguyên nhân, hệ lụy của việc níu kéo, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin lỗi
thời, lạc hậu vào con đường phát triển của Việt Nam. Cũng từ đó, các tổ chức
phản động ở nước ngoài tung hứng, ra yêu sách đòi Đảng từ bỏ con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội, đòi đa nguyên, đa đảng.
Cần tăng
cường ứng dụng các công nghệ hiện đại, đổi mới, sáng tạo cách thức tuyên
truyền, học tập, triển khai các nghị quyết của Đảng, của Đoàn. Đổi mới, hoàn
thiện chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho đội ngũ
cán bộ đoàn các cấp. Hằng năm, triển khai hiệu quả học tập các chuyên đề học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức diễn đàn đối
thoại “Đảng với thanh niên, thanh niên với Đảng”; các hoạt động giáo dục truyền
thống cách mạng cho đoàn viên, thanh niên tham gia, như: thi tìm hiểu về truyền
thống vẻ vang của Đảng, liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng, xem phim lịch
sử cách mạng, thăm các địa chỉ đỏ…
Thứ ba,
phát huy vai trò định hướng thông tin của hệ thống báo chí cách mạng và mạng xã
hội của Việt Nam để cộng đồng mạng nâng cao nhận thức, đủ “sức đề kháng” trước
các quan điểm sai trái, thù địch.
Hệ thống báo chí cách mạng Việt
Nam cần tăng cường tuyên truyền, cổ vũ các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể
và hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
mà Nghị quyết 35 NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới” đã chỉ ra. Đó là tiếp tục làm cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhận thức
ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhằm nâng cao “sức đề
kháng”, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù
địch.
Hệ thống mạng xã hội của
Việt Nam tuy mới ra đời nhưng đã có sự ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng mạng.
Vì vậy, cần có định hướng rõ ràng để các mạng xã hội có thế mạnh vào cuộc, tham
gia một cách chủ động trong gợi mở, định hướng, dẫn dắt và chi phối thông tin
tích cực trên mạng xã hội. Ngoài mạng xã hội VCNet, Mocha, các cơ quan chức
năng cần có cơ chế, quy định rõ các chủ thể của các mạng xã hội như
Zing.me, Lotus, Nhaccuatui… có trách nhiệm trong thông tin mặt tích cực của đời
sống xã hội. Đây là cách tốt nhất để thực hiện phương châm “xây” và “chống”,
trong đó lấy “xây” là chính, nhằm nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy thông tin tích
cực để đẩy lùi thông tin tiêu cực, xấu độc, sai trái, thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét