Trước tình trạng không ít đảng viên, tổ chức đảng đã “nhúng tràm” đến mức phải xử lý, các học giả tư sản, các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị ngụy biện rằng “Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) thì tiêu chuẩn người đảng viên cũng cần có tính quá độ”. Đây là luận điệu sai trái về góc độ lý luận và phản động về góc độ thực tiễn, cần được nhìn nhận đúng dưới góc nhìn khoa học, biện chứng.
Thực chất của luận điệu “đảng viên quá độ”
Lý luận về thời kỳ quá độ là thành tựu cơ bản,
rất quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta.
Từ quan điểm khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của
thời kỳ quá độ trước đây: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ
nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng
với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không
thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”[1], các học giả
tư sản, thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị hiện nay viện cớ vào đó
đã tung ra luận điệu “Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH thì người đảng
viên cũng cần có tính quá độ”! Vậy thực chất của luận điệu này là gì? Tính nguy
hại của nó ra sao?
Thực chất của luận điệu “đảng viên quá độ” là
hạ thấp tiêu chuẩn của người đảng viên, thừa nhận sự suy thoái về phẩm chất,
chính trị, đạo đức, lối sống và coi tệ tham nhũng, tiêu cực của đội ngũ cán bộ,
đảng viên là tất yếu; từ đó, xuyên tạc bản chất tốt đẹp, tính tiền phong, gương
mẫu của người đảng viên, làm cho Đảng ta không còn “là đạo đức, là văn minh”,
tiến tới phủ nhận vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng. Luận điệu về cái gọi là
“đảng viên quá độ” có thể nhận diện trên các mặt như sau:
Một là, sự quá độ về chính trị của người đảng
viên. Theo đó, đảng viên có ý thức chính trị kém, không kiên định đối với con
đường phát triển của cách mạng Việt Nam độc lập dân tộc và CNXH; thừa nhận khả
năng quay trở lại con đường TBCN, phủ nhận tính tất yếu, đặc điểm, nội dung,
tính chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; thừa nhận sự tồn tại kiến
trúc thượng tầng TBCN và sự bóc lột theo phương thức cũ của CNTB ở Việt Nam là
tất yếu; chấp nhận “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở Việt Nam.
Hai là, sự quá độ về tư tưởng của người đảng
viên. Là sự đầu hàng trước hệ tư tưởng tư sản, thậm chí là tàn dư của hệ tư
tưởng phong kiến; phủ nhận hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cổ
xúy cho cái gọi là “tự do tư tưởng” vô hạn độ, phủ nhận tính giai cấp của nền
tảng tư tưởng của Đảng ta; chấp nhận sự tồn tại của nhiều hệ tư tưởng khác nhau
trong Đảng.
Ba là, sự quá độ về năng lực đảng viên. Là sự
chấp nhận hạ thấp tiêu chuẩn trở thành đảng viên, chấp nhận thu nạp các quần
chúng không phải là những người ưu tú nhất, thậm chí để các phần tử cơ hội,
phản động trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy, các tổ chức đảng
trở thành “câu lạc bộ” của những người chỉ cần “đánh trống, ghi tên” không hơn
không kém.
Bốn là, sự quá độ về đạo đức, lối sống của
người đảng viên. Là thừa nhận sự tồn tại của đạo đức, lối sống cũ - đạo đức tư
sản, tiểu tư sản, đạo đức phong kiến và tán dương thứ đạo đức “đầu đi xuống
đất” và lối sống phi nhân văn và phản văn hóa này; trong khi đó, lại coi nhẹ,
hạ thấp và phủ nhận đạo đức cách mạng của người đảng viên; hoặc thừa nhận sự
tồn tại song song của cả đạo đức cũ và đạo đức cách mạng. Đồng thời, phủ nhận
mọi nỗ lực của tổ chức đảng trong bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho
quần chúng ưu tú chuẩn bị kết nạp Đảng và cho đội ngũ đảng viên.
Năm là, coi tệ tham nhũng, tiêu cực của đội
ngũ cán bộ, đảng viên là tất yếu. Đây chính là hệ quả của sự thừa nhận sự quá
độ về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của đảng viên. Theo đó, họ cho
rằng, thời kỳ quá độ phải “chấp nhận đau thương” - tức chấp nhận đảng viên tham
nhũng, tiêu cực; rồi qui kết, tham nhũng, tiêu cực là thuộc tính, bản chất của
một đảng độc tôn lãnh đạo; từ đó họ đưa ra thư ngỏ, thỉnh nguyện thư, kiến
nghị, lời kêu gọi Đảng ta từ bỏ sự lãnh đạo với cuộc chiến phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực; vì theo họ: Đảng độc tôn lãnh đạo làm triệt tiêu dân chủ, Đảng
lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chẳng khác nào “vừa đá
bóng, vừa thổi còi”, hoặc cái gọi là “đấu đá, thanh trừng nội bộ”; xa hơn là
phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng ta đối với toàn xã hội được hiến định ở Điều 4
Hiến pháp năm 2013…
Tính
nguy hại của luận điệu “đảng viên quá độ”
Trước hết, nó
làm nhụt ý chí phấn đấu của các quần chúng ưu tú muốn vào Đảng; làm phân rã về
chính trị, làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, tạo ra “những khoảng
trống” để đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào từng đảng viên và tổ chức đảng;
làm suy thoái về đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là bước
rất ngắn có thể chuyển sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và
cả hệ thống chính trị.
Vì vậy, trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta
tự phê bình: “Một số tổ chức cơ sở đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức chưa gương mẫu. Công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng,
đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn lúng túng, hạn chế; công
tác phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi có đông
đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Việc
đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và đảng viên ở một số nơi còn chưa thực chất.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó,
ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá”[2].
Về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
tiếp tục cảnh báo trong bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang
của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh,
văn hiến và anh hùng": “Việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực
thi công vụ vẫn là khâu yếu; kỷ luật, kỷ cương ở nhiều nơi chưa nghiêm, thậm
chí còn có hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; cái gì có lợi thì kéo về
cho cơ quan, đơn vị và cá nhân mình; cái gì khó khăn thì đùn đẩy ra xã hội, cho
cơ quan khác, người khác. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch, phản động
tiếp tục lợi dụng tình hình này để đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “diễn
biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ chúng ta
nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta”[3].
Tình trạng trên nếu kéo dài và không kịp thời
được khắc phục sẽ làm mất đi sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; Đảng mất bản
chất cách mạng. Hệ quả là, làm cho Nhân dân giảm sút niềm tin vào Đảng và chế
độ ta, thậm chí ngả theo các thế lực thù địch và phản động.
Nguy hiểm hơn nó sẽ biến thành nguy cơ làm cho
một số tổ chức đảng phân rã cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, biến dạng theo
chiều hướng tiêu cực cả về đạo đức và cán bộ. Báo cáo tại Hội nghị nghị toàn
quốc tổng kết công tác kiểm tra giám sát của Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ
năm 2024 chỉ rõ: Trong năm 2023, cấp ủy các cấp và chi bộ đã thi hành kỷ luật
423 tổ chức đảng (tăng 2,92% so với năm 2022); thi hành kỷ luật 18.130 đảng
viên (tăng 10,64% so với năm 2022), có 3.073 cấp ủy viên (chiếm 16,94%). Ủy ban
kiểm tra (UBKT) các cấp đã thi hành kỷ luật 183 tổ chức đảng và 6.302 đảng
viên, có 1.975 cấp ủy viên (chiếm 31,34%); trong đó, UBKT các địa phương, đơn
vị thi hành kỷ luật 154 tổ chức đảng và 6.237 đảng viên, UBKT Trung ương thi
hành kỷ luật 29 tổ chức đảng và 65 đảng viên.
Cuối cùng, tính nguy hại này sẽ tạo ra một hệ
quả tất yếu, Đảng sẽ tự làm mất vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội
và cách mạng Việt Nam sẽ có nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Không những
vậy, đối với công tác đối ngoại của Đảng, với phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, vị thế, uy tín của Đảng ta cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Đảng đánh
mất vị trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình, dẫn đến diệt vong. Đây là nguy
cơ không thể xem nhẹ, bởi vì, thực tiễn lịch sử cách mạng thế giới đã chứng
minh, một đảng dày dặn kinh nghiệm như Đảng Cộng sản Liên Xô cùng các đảng cộng
sản và công nhân khác đã suy vong bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân
của mọi nguyên nhân chính là công tác xây dựng Đảng ở nhiều quốc gia đã bị vi
phạm cơ bản, cụ thể:
Nhiều nước đã xa rời nguyên tắc trong xây dựng
đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, biến đảng cộng sản thành tổ chức độc
quyền. Một số cán bộ lãnh đạo cao cấp trở thành kẻ quan liêu, từng bước xa rời
hoặc phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin. Đặc biệt, có hai nguyên nhân cơ bản và
trực tiếp liên quan chặt chẽ với nhau: (i) những sai lầm nghiêm trọng về đường
lối chính trị, về công tác xây dựng đảng, công tác tư tưởng và công tác tổ
chức, cán bộ trong quá trình cải tổ; (ii) các thế lực thù địch, phản động thực
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tìm mọi cách tác động làm chệch hướng
công cuộc cải tổ, cải cách ở Liên Xô, lợi dụng những sai lầm bên trong để thực
hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ XHCN.
Ở Liên Xô và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu, vào những thập niên từ những năm 60-90 cuối thế kỷ XX, bộ máy Đảng
Cộng sản đã không được xây dựng theo những nguyên tắc mácxít - lêninít. Nhà
nước Xô viết đã từng bước biến chất, không còn thể hiện quyền lực của nhân dân
mà chỉ là biểu hiện quyền lực của các phe nhóm trong Đảng. Nguyên tắc tập trung
dân chủ trong xây dựng Đảng hoàn toàn bị rời bỏ, trở thành tập trung quan liêu,
độc tài, độc quyền. Những nội dung xây dựng
Đảng kiểu mới: về tư tưởng, chính trị, tổ chức, về đạo đức, lối sống của người
đảng viên đã trở thành xa lạ trong Đảng Cộng sản Liên Xô và nhiều đảng cộng sản
khác. Một số lãnh đạo cấp cao trong bộ máy Đảng, Nhà nước Xô viết đã thoái hóa,
biến chất, trở thành những kẻ phản bội nhân danh “cải tổ”, “cải cách”. Đây là
nguyên nhân rất trực tiếp đưa Đảng và chủ nghĩa xã hội hiện thực đến khủng
hoảng, suy thoái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét