Đổi mới là đòi hỏi tất yếu
Trên
thực tế vẫn có rất nhiều người đang cố thủ trong các vỏ bao bọc của lề thói cũ,
tư duy và chủ nghĩa kinh nghiệm. Vấn đề này cũng đã được Đảng ta chỉ rõ trong
nhiều văn kiện. Ngoài những yếu tố khách quan như tàn dư của chế độ phong
kiến, thực dân; ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp một thời; là sự khắc
nghiệt của điều kiện tự nhiên… chúng ta cần phải thấy một trong những nguyên
nhân chủ quan dẫn đến căn bệnh bảo thủ là do nhận thức của một bộ phận cán
bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Do chưa nhận thức rõ vấn đề và
những đòi hỏi từ thực tế nên chúng ta đã chậm đổi mới trong cả tư duy và hành
động; giáo dục và đào tạo không bắt kịp với xu thế phát triển của
thời đại… Từ thực trạng tình hình, Đảng ta đã nhận rõ đổi mới tư duy là quy
luật tất yếu của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Trong Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng định rằng: “Chỉ có đổi mới tư duy thì
mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy hết những nhân tố mới để phát huy,
những sai lầm để sửa chữa”… Chính sự quyết tâm đấu tranh với tư tưởng bảo thủ,
đổi mới mạnh mẽ, toàn diện đất nước mà chúng ta có được những bước tiến dài như
ngày hôm nay. Có thể khẳng định, hơn ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch
sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành
về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Trước
những đòi hỏi mới của tình hình, nhất là ở thời Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, cái mới, cái tiến bộ không ngừng nảy sinh phủ định cái cũ, cái lạc hậu và
chính sự ra đời của cái mới, sự triệt tiêu của cái cũ giúp cuộc sống của chúng
ta không ngừng vận động, phát triển, thì cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tư
tưởng bảo thủ, không ngừng đổi mới, sáng tạo càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Phải biết rằng tình hình
khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm
sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi
của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp
tình hình, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi trước…
Không chịu tự phê bình, không chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”(*). Tuy
nhiên, đổi mới không có nghĩa là chúng ta phủ định sạch trơn cái ra đời trước,
kinh nghiệm của những người đi trước. Nhưng nếu chúng ta cứ bình chân nằm ôm khư
khư đống kinh nghiệm ấy mà không tìm tòi, đổi mới, sáng tạo thì nhất định chúng
ta sẽ tụt hậu, đặc biệt trong xã hội hiện đại, khoa học, công nghệ phát triển
như vũ bão, tri thức mới không ngừng ra đời như hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét