Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ - TỔNG BÍ THƯ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, KHÍ PHÁCH NGƯỜI CHIẾN SỸ CỘNG SẢN CAO ĐẸP, KIÊN TRUNG, BẤT KHUẤT

 ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ - TỔNG BÍ THƯ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, KHÍ PHÁCH NGƯỜI CHIẾN SỸ CỘNG SẢN CAO ĐẸP, KIÊN TRUNG, BẤT KHUẤT

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1-5-1904, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, tại xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; cùng với truyền thống gia đình đã dưỡng dục nên một chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất.
Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú khi được Hội Phục Việt cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Người trực tiếp huấn luyện, đào tạo, kết nạp vào Cộng sản Đoàn - nhóm nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Mùa Xuân năm 1927, đồng chí được cử sang học tập tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva. Tốt nghiệp Đại học Phương Đông loại xuất sắc, tháng 11-1929, đồng chí được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động, được Đảng giao nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Luận cương Chính trị…
Với công lao, năng lực, đạo đức và uy tín của mình, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng (tháng 10/1930), đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Một thanh niên mới 26 tuổi đời đã đảm nhận một nhiệm vụ cực kỳ to lớn. Vừa quan trọng, vẻ vang, lại vừa khó khăn trong hoàn cảnh đặc biệt, nhưng đó cũng là cơ hội lớn lao để đồng chí Trần Phú tiếp tục theo đuổi, thực hiện lý tưởng cao đẹp của đời mình.
Giữa lúc phong trào của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ, ngày 18-4-1931, đồng chí Trần Phú bị địch bắt. Kẻ thù dùng nhục hình dã man, đồng chí Trần Phú vẫn giữ vững chí khí chiến đấu và tinh thần lạc quan cách mạng; kẻ thù giở trò lừa phỉnh mua chuộc, đồng chí vẫn kiên quyết giữ gìn bí mật của Đảng, không khai đồng chí mình; kẻ thù mong tìm ở Trần Phú “một dấu hiệu yếu đuối”, nhưng đồng chí càng mạnh mẽ, kiên cường khiến kẻ thù khiếp sợ… Đó là ý chí, khí phách người cộng sản Trần Phú. Trong lao tù, đồng chí đã cùng đồng đội tổ chức đấu tranh lên án chế độ thực dân. Sau 3 tháng bị giam cầm, tra tấn, ngày 6-9-1931, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn khi mới bước vào tuổi 27 - độ tuổi đầy nhiệt huyết, tài năng.
Sức mạnh nào làm nên chí khí anh hùng đó? Đó chính là sức mạnh của niềm tin lý tưởng cách mạng, là trọng trách và sứ mạng của người cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc và Nhân dân, như điều mà đồng chí Trần Phú trước sau mong muốn đối với những người ở lại là: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
Lời nhắn gửi “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của đồng chí Trần Phú là lời động viên, khích lệ đồng bào, đồng chí, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Đồng chí Trần Phú Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng Cuộc đời cách mạng của đồng chí Trần Phú tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại một tắm gương sáng chói vẽ chí khí cách mạng và tinh thần kiên trung, bất khuất của người cộng sắn.'
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét