Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

 

THÀNH TỰU TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

          Bài viết “Tham nhũng vẫn cười vào mũi Đảng” của Phạm Trần đang được phát tán trên mạng xã hội với luận điệu “chế độ một đảng cầm quyền độc tài đã đẻ ra tham nhũng và Đảng CSVN đã thất bại trước những kẻ tham nhũng”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, cố tình xuyên tạc nhằm làm sai lệch bản chất, kết quả, ý nghĩa công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, bởi lẽ:

          Thứ nhất, bất kỳ một thể chế chính trị nào cũng không ngăn ngừa được sự nảy sinh tham nhũng.

          Tham nhũng là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Sự quản lý kinh tế – xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra sơ hở cho các hành vi tiêu cực nảy sinh, trong đó có tham nhũng. Đây là vấn đề toàn cầu, là tệ nạn xảy ra với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội, thể chế quyền lực, hình thức nhà nước, trình độ phát triển. Nơi nào hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, lương công chức còn thấp…thì ở đó tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ.

          Theo bảng dữ liệu về tham nhũng năm 2022 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng nạn tham nhũng của 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có đại đa số các quốc gia theo “thể chế đa đảng” với các biến thể khác nhau. Đa số các nước Bắc Âu xếp vào tốp các nước tham nhũng ít. Các quốc gia tiêu biểu về “thể chế đa đảng” vẫn có thứ hạng tham nhũng cao như Ôxtrâylia xếp thứ 13, Mỹ xếp thứ 24, Nhật Bản xếp thứ 18, Pháp xếp thứ 21… Chính sự tham nhũng này đã gây ra những thiệt hại hết sức nặng nề cho nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nhân dân và đặc biệt là làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đến bộ máy chính quyền.

          Thứ hai, Việt Nam đang quyết tâm đẩy mạnh phòng,chống tham nhũng, tiêu cực.

          Hiện nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đã trở thành phong trào, thành xu hướng không thể đảo ngược; là công việc chung của mọi người dân Việt Nam chứ không phải riêng của riêng Đảng và các cơ quan chức năng. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 3 Hội nghị toàn quốc về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành trên 100 văn bản để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quốc hội đã thông qua 24 luật, pháp lệnh và ban hành nhiều nghị quyết quan trọng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 335 nghị định, 86 quyết định. Các bộ, ngành ban hành gần 1.800 thông tư, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực. Kết quả là, đã thi hành kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý trong đó có 22 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương. Chỉ tính riêng trong năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa, thu hồi được nhiều tài sản trị giá hơn 234 nghìn tỷ đồng; chú trọng động viên, khuyến khích các đối tượng tự nguyện nộp lại tài sản chiếm đoạt, gây thiệt hại, có vụ thu hồi đạt 100%.

          Những nỗ lực và quyết tâm trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá tích cực hơn. Bằng chứng là trong công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2022 của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam đạt 42/100 điểm, xếp hạng 77/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 3 điểm và 10 bậc so với khảo sát năm 2021 và tăng 6 điểm, 27 bậc so với năm 2020[1]. Đánh giá trên cho thấy những nỗ lực, sự quyết tâm mạnh mẽ chống tham nhũng trong nước năm qua đã được ghi nhận.

          Vì vậy, luận điệu mà Phạm Trần đưa ra đã thể hiện rõ bộ mặt của kẻ phản động, chống phá cách mạng nước ta. Do đó, mọi người cần nâng cao cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những luận điệu sai trái, xuyên tạc của y./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét