Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là chiến thắng oanh liệt nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chiến thắng 30 – 4 – 1975 là kết quả hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó vấn đề nắm vững thời cơ cách mạng để giành thắng lợi là yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên chiến thắng.
1.
Thời cơ của chiến thắng 30 – 4 – 1975 không hoàn toàn đến từ những yếu tố khách quan, cũng không hoàn toàn đến
từ những yếu tố chủ quan mà là sự hội tụ của cả yếu tố khách quan và chủ quan. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng
ta luôn sáng suốt, nhạy bén đánh giá đúng tình hình thực tế, dự đoán chính xác
thời cơ chiến lược, chủ động thúc đẩy tình thế mau chín muồi để giành thắng lợi
quyết định.
Đó
là sự chín muồi về thế trận và vai trò chỉ đạo của Đảng về liên tục tạo lập thế
trận, liên tục phát triển thời cơ. Để đối phó
với một kẻ thù lớn mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, Đảng ta chủ trương một
chiến lược cách mạng mà ở đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật tác
chiến và nghệ thuật chỉ đạo chiến lược. Với tương quan lực lượng của ta lúc bấy
giờ chưa thể so sánh được với địch nên phải có một chiến lược quân sự phù hợp
dựa trên cơ sở tiềm lực tổng hợp của đất nước, đồng thời tìm ra một phưong thức
chuyển hoá lực lượng quân sự hợp lý để từ yếu dần dần trở thành mạnh. Để tạo ra
thời cơ có lợi cho việc kết thúc cuộc chiến, Đảng ta đã chủ động chỉ đạo tiến
hành nhiều cuộc tiến công với các quy mô và mục tiêu chiến lược khác nhau, như:
Chiến dịch Ấp Bắc 1965 để thử nghiệm khả năng tác chiến của quân đội ta với
quân Mỹ; Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 nhằm tạo thế và lực trên
mặt trận chính trị, ngoại giao hay Chiến dịch Phước Long tháng 12-1974 để thăm
dò thái độ của Mỹ sau Hiệp định Paris…Các chiến thắng đó có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng để Đảng ta dự báo, đánh giá chính xác tình hình thực tế và so sánh
thế và lực giữa ta và địch để từ đó hoạch định kế hoạch và đề ra quyết tâm
chiến lược giải phóng miền Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là điểm
chín muồi của thời cơ, thế trận, và lực lượng. Đó là lúc đế quốc Mỹ đã tan rã ý
chí xâm lược, còn bọn tay sai ngụy quân, ngụy quyền thì hoang mang dao động,
sụp đổ. Thời cơ đại thắng mùa Xuân 1975 là thời cơ nảy sinh do sự nỗ lực chủ
quan của ta nhằm tạo ra những thay đổi cơ bản có lợi cho ta trong cán cân so
sánh lực lượng giữa ta và Mỹ. Một cuộc chiến tranh sẽ kết thúc khi kẻ thù bị
đập tan tiềm lực kinh tế và quân sự, ý chí bị tan rã. Kháng chiến chống Mỹ của
chúng ta không đập tan tiềm lực kinh tế và quân sự của Mỹ mà là nhằm đập tan ý
chí xâm lược Mỹ. Để đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, cuộc kháng chiến của quân
dân ta phải trải qua đấu tranh lâu dài, gian khổ mới tạo được thời cơ kết thúc
chiến tranh. Thời cơ đại thắng mùa Xuân 1975 được tạo ra do chính máu xương của
bao người con Việt Nam trên cả hai miền đất nước trong suốt cuộc chiến tranh
tạo nên. Và trên thực tế, Mỹ đã xoay đủ cách, từ chiến lược này đến chiến lược
khác, từ “chiến tranh đặc biệt” đến “chiến tranh cục bộ” đến “chiến tranh Việt
Nam hoá” và cuối cùng Mỹ chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội.
Đó là sự chín muồi về chuẩn bị lực
lượng quân sự và vai trò chỉ đạo của Đảng về sử dụng hợp lý và liên tục chuyển
hoả lực lượng trong toàn bộ chiến dịch. Trong đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng
ta đã vận dụng sáng tạo lý luận về bạo lực cách mạng, đưa hình thức khởi nghĩa,
nổi dậy của quần chúng vào trong chiến tranh, làm cho sức mạnh của chiến tranh
cách mạng tăng lên gấp bội, yếu tố chiến tranh toàn dân, toàn diện đã phát
triển lên một trình độ mới. Đó còn là sự chín muồi về thế trận và vai trò chỉ
đạo của Đảng về liên tục tạo lập thế trận, liên tục tạo lập thời cơ. Việc lựa
chọn điểm đột phá Buôn Ma Thuột đã thể hiện sự sáng suốt của Trung ương Đảng và
Bộ Tư lệnh chiến dịch về tạo lập thế trận, vì khi ta chiếm được cử điểm này ta
sẽ bẻ gãy được xương sống phòng thủ của địch là Tây Nguyên. Tiếp đó, ta thắng ở
Huế – Đà Nẳng làm cho ý đồ “tử thủ” của địch bị phá sản nghiêm trọng. Trên cơ
sở liên tục tạo lập được thế trận có lợi cùng với sự phát triển của phong trào
kháng chiến toàn dân, sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang cách mạng,
thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã tới điểm chín
muồi.
Khi thời cơ đã
chín muồi, Bộ Chính trị đã yêu cầu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm
giải phóng miền Nam trong tháng tư năm 1975. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo chiến
lược “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, 5 cánh quân chủ lực hùng mạnh
của ta tiến hành tổng tiến công vào Sài Gòn cùng với sự phối hợp chiến đấu của
lực lượng vũ trang địa phương và phong trào nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng Nhân
dân, chúng ta đã đập tan sự kháng cự của địch, buộc nội các chính quyền Sài Gòn
phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ của Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc lập, Chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu trước lúc Người đi xa “Chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến
thắng lợi hoàn toàn” đã được quân và dân ta thực hiện trọn vẹn.
2.
Bài học cho hôm nay. Đại thắng Mùa
xuân 1975 đã trôi qua 42 năm nhưng bài học về thời cơ chiến thắng 30 – 4 – 1975
vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhất là, trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập sâu rộng quốc tế, khi
tình hình an ninh, chính trị trong khu vực đang có những diễn biến phức tạp
nhất là những tranh chấp liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo, sự cạnh tranh
ảnh hưởng của một số nước lớn ở nhiều khu vực đang diễn ra khá mạnh mẽ thì vấn
đề thời cơ của chiến thắng 30 – 4 -1975 để lại cho ta nhiều bài học sâu sắc.
Thứ
nhất, đó là bài học về tạo thời cơ, tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; luôn nêu
cao tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy cao độ nội lực, tranh thủ cơ hội thuận
lợi từ tình hình chính trị, an ninh thế giới, các phong trào đấu tranh đòi hòa
bình của nhân loại tiến bộ để tạo thêm nguồn sức mạnh đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp
hiện đại.
Thứ
hai, bài học về sự kiên định tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh trí tuệ, sức chiến đấu của Đảng
trong giai đoạn mới, xây dựng Đảng trong sách vững mạnh, thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và chị thị 05 của BCT.
Thứ
ba, bài học về chủ động dự báo, xây
dựng và hoạch định những chiến lược dài hơi trong phát triển
đất nước, chuẩn bị lực, thời, thế cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước đáp
ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn.
Thứ
tư, bài học về xây dựng thế trận lòng dân, tạo nền
tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình mới.
Thứ
năm, bài học về xây dựng sức mạnh
quân sự, quốc phòng, phát huy ý chí tự lực, tự cường trong xây
dựng sức mạnh quân sự, quốc phòng, đủ sức đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch và chiến tranh công nghệ cao trong tình hình mới.
Bốn mươi hai năm đã trôi qua nhưng
dường như thời gian càng lùi xa, chúng ta càng thấm thía nhiều bài học quí giá
của chiến thắng 30 – 4 – 1975, rất nhiều bài học được rút ra từ cuộc tổng tấn
công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, trong đó có bài học về tạo thời cơ và chớp
thời cơ để giành chiến thắng. Bài học quý báu đó đã, đang và sẽ tiếp tục là
hành trang, là sức mạnh, là cẩm nang cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và
mai sau./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét