Chiều 3-4, tại Hà
Nội, sau phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng cùng ngày, Văn phòng Chính phủ tổ
chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3-2024. Đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy
viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát
ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo. |
Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan cùng
đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, thông tấn Trung ương và
địa pương.
Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng Trần
Văn Sơn cho biết: Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2024 và Hội nghị trực
tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra hôm nay dưới sự chủ trì của Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3
và quý I năm 2024; tình hình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; giải
ngân vốn đầu tư công cùng một số nội dung quan trọng khác; đề ra các nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm, đột phá trong thời gian tới.
Nhiều
lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023
Theo đó, trong quý I, tăng
trưởng GDP cả nước đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ năm 2020 đến nay. Một số địa
phương có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ (Quảng
Ninh tăng 39,9%; Phú Thọ tăng 27,7%; Bắc Giang tăng 24%; Thanh Hoá tăng 18,6%;
Hà Nam tăng 17,9%; Ninh Thuận tăng 17,4%; Tây Ninh tăng 14,4%; Hải Dương tăng
12,8%). Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát,
các cân đối lớn được bảo đảm. Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn, góp
phần bảo đảm cán cân thanh toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3 đạt 65 tỷ
USD; tính chung quý I đạt 178 tỷ USD, xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Đầu tư phát triển tiếp tục đạt
kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân vốn đầu
tư công đạt 13,67% kế hoạch năm. Thu hút đầu tư FDI đạt 6,17 tỷ USD; vốn FDI
thực hiện đạt 4,63 tỷ USD. Phát triển doanh nghiệp tiếp tục tăng với xu hướng
tích cực. Tháng 3-2024 có 14,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; tính
chung quý I có 36,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 23,6 nghìn
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Bên cạnh khẳng định những kết
quả đạt được là cơ bản, nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách
thức cần tập trung ứng phó, xử lý, khắc phục, trong đó nổi lên là: (1) Sức ép
chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát, lãi suất, tỷ giá còn cao
(trong đó lưu ý tỷ giá đồng USD với đồng Việt Nam và chênh lệch về giá vàng
trong nước và nước ngoài có xu hướng tăng); (2) Một số ngành sản xuất công
nghiệp phục hồi chậm, các lĩnh vực dịch vụ ăn uống, giải trí chưa phục hồi rõ
nét; (3) Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn, số
doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao; (4) Vốn đầu tư công chưa được
phân bổ hết, vẫn còn nguy cơ thiếu cát san lấp nền cho các dự án giao thông,
các công trình trọng điểm; (5) Trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn và tình
hình tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tôi phạm lừa đảo qua mạng còn
diễn biến phức tạp…
Thực
hiện “5 quyết tâm”, “5 bảo đảm” và “5 đẩy mạnh”
Kết luận phiên họp, trên cở sở
phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm được đúc kết và phân tích tình hình
quốc tế, khu vực, trong nước thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm
chỉ đạo điều hành và đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện với quyết tâm
cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024,
nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng với tinh thần "5 quyết tâm", "5
bảo đảm" và "5 đẩy mạnh".
Trong đó, "5 quyết
tâm" là: (1) Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức.
(2) Quyết tâm thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không
làm; không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với phương châm "thắng
không kiêu, bại không nản". (3) Quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm
vì lợi ích chung; đồng thời đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (4)
Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,
tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo
thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. (5) Quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất
để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024, nhất là thúc đẩy các động lực tăng
trưởng.
Thực hiện tốt "5 bảo
đảm" là: (1) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ,
giải pháp theo Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Lãnh đạo chủ chốt,
Quốc hội, Chính phủ. (2) Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền
kinh tế và kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi phát triển
kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. (3) Bảo đảm phát triển lành mạnh, công
khai, minh bạch các loại thị trường. (4) Bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai
chế độ tiền lương mới từ ngày 1-7-2024. (5) Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự
an toàn xã hội, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân; bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Tập trung thực hiện "5 đẩy
mạnh" là: (1) Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên các ngành, lĩnh vực chủ
yếu. (2) Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc
làm, tạo sinh kế cho người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (3) Đẩy
mạnh 3 đột phá chiến lược. (4) Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế,
củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khẩn
trương cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận của
Lãnh đạo cấp cao. (5) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo,
khởi nghiệp từ Trung ương đến tất cả các địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét