Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

Tồn tại và hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

 Tồn tại và hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 

- Vẫn còn tình trạng cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước một cách chung chung, nội dung, giải pháp trong kế hoạch chưa cụ thể, rõ ràng để triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Việc phát hiện tham nhũng chủ yếu qua dư luận xã hội, đơn thư tố cáo, báo chí phản ánh hoặc khi có cơ quan chức năng vào làm việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra mới phát hiện sai phạm. Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế.

- Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát hiện nay còn thấp. Theo số liệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03), trong thời gian từ năm 2018 đến ngày 01/11/2022, tổng số vụ án tham nhũng đã được khởi tố, điều tra, xét xử là 481 vụ, số tài sản do các đối tượng giao nộp hoặc thu giữ của các đối tượng khoảng 730,2 tỷ đồng. Đối với án kinh tế, tổng số vụ án là 1.035 vụ; tài sản do các đối tượng giao nộp hoặc thu giữ khoảng 3.369,6 tỷ đồng. Theo đánh giá của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số tài sản tham nhũng được thu hồi sau khi xét xử các vụ án còn thấp; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay chỉ đạt 32,5%, tức là mất 10 đồng thì chỉ thu hồi được 3 đồng.

- Hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội nhưng số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra còn ít; quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng của các cơ quan tiến hành tố tụng còn chậm, nhất là các vụ án tham nhũng có nội dung phức tạp; việc xem xét, xử lý các hành vi tham nhũng trong một số trường hợp chưa nghiêm, nặng về xử lý hành chính, cho hưởng án treo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét