Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

TƯƠNG LAI NÚP BÓNG CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT CHỐNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO ĐƯƠNG NHIỆM!

     Trong một bài tôi đã viết: “Một nước Việt Nam mới của dân, do dân, vì dân nhưng người dân bị vu khống, danh dự bị bôi xấu, nhân quyền bị xúc phạm, có đi kiện cũng rất ít được giải quyết. Tệ hại ở chỗ chính người lãnh đạo cao nhất là ông Nguyễn Phú Trọng cũng bị xúc phạm rất nhiều mà chẳng ai xử lý”!

Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc về vấn đề "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" của cán bộ, đảng viên, được phát lại trên VTV1 tối 25/02/2013, Nguyễn Đắc Kiên, ở Báo GĐ&XH, đã viết rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "không có tư cách" để nói về những điều này "với nhân dân cả nước", và đã bị lãnh đạo Tòa báo GĐ&XH đuổi việc. Ông Tương Lai đã bênh vực Nguyễn Đắc Kiên, đã đăng “Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng”, công khai chống lại TBT, trong đó cho rằng: “...phát biểu tùy tiện của Tổng Bí thư tại Vĩnh Phúc gây phẫn nộ trong công luận, và hai là sự câm lặng của Đảng, Nhà nước và cả Hệ thống chính trị trong ngày 17 tháng 2″; “Vì chưa lúc nào vận mệnh của đất nước lại bấp bênh, chao đảo như hiện nay khi mà bàn tay của Trung Quốc đã thọc quá sâu vào mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước, của đời sống đất nước ta”.

Tương Lai viết vậy hoàn toàn là xuyên tạc, vì so với toàn bộ lịch sử thì chưa bao giờ nước ta có vị thế độc lập như những ngày hôm nay, không chỉ với riêng Trung Quốc mà với tất cả các nước. Một mặt, ta đấu tranh với Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, ta vẫn tăng cường ngoại giao đa phương, vẫn trang bị vũ khí hiện đại, còn xây nhà giàn, đồn biên phòng canh giữ trên biển. Riêng thái độ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Trung Quốc, xin nhắc lại lời kể của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn. Khi ông Hồ Cẩm Đào nói "Đường chữ U là sự nghiệp của Quốc dân đảng để lại, nếu xóa bỏ thì nhân dân Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Các đồng chí nói vậy là chưa đúng, Quốc dân đảng để lại 11 khúc trong đường chữ U, thì các đồng chí đã xóa đi 2 khúc. Mặt khác, Quốc dân đảng để lại Đài Loan, nhưng các đồng chí đã không chấp nhận và muốn xóa bỏ sự độc lập của Đài Loan, nhưng nhân dân vẫn ủng hộ, như vậy, không phải vì lý do này mà nhân dân không ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc". Khi ông Hồ Cẩm Đào đề nghị Việt Nam ngưng hoạt động khảo sát tiềm năng kinh tế trên Biển Đông thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói thẳng: “Chúng tôi hoạt động trong phạm vi 200 hải lý, thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, phù hợp với Công ước quốc tế về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 có chữ ký của các nước liên quan đến Biển Đông, trong đó có chữ ký của các đồng chí. Quan điểm của Việt Nam là như thế đấy! Nếu Trung Quốc có quan điểm không đồng ý, thì đem ra Tòa án Công lý Quốc tế phân xử, rồi Tòa án quốc tế phán quyết thế nào thì chúng tôi sẽ chấp nhận như thế đấy".

Sau việc ta bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đây cũng là một thực tế chứng tỏ Tương Lai “nói bậy” khi cho ta luôn lệ thuộc Trung Quốc!

Không chỉ chống riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà một trong những thủ đoạn của Tương Lai là lợi dụng ông Võ Văn Kiệt để chê bai tất các vị lãnh đạo hôm nay.

Tương Lai luôn to giọng chống Trung Quốc thực chất là để “lập công” dâng phương Tây, luôn phản đối các nhà lãnh đạo đương thời giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và dùng biện pháp đấu tranh hòa bình trước các việc rắc rối Trung Quốc gây ra nơi biển đảo. Tương Lai viết: “...những tiếng nói phản biện mạnh mẽ nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa để hóa giải dần tệ độc đoán phản dân chủ, phản tiến bộ của những thế lực bảo thủ, giáo điều khiếp nhược trước áp lực của Trung Quốc... làm chậm bước phát triển của đất nước, đặc biệt là với Hội nghị Thành Đô 1990, đẩy đất nước rơi vào quỹ đạo lệ thuộc vào Trung Quốc, điều mà Nguyễn Cơ Thạch đã từng cảnh báo về một thời “Bắc thuộc lần thứ hai”.

Nước ta sau chiến tranh hai đầu biên giới, Mỹ và phương Tây cấm vận, mất chỗ dựa khi Liên Xô và cả hệ thống XHCN tan vỡ, nền kinh tế với siêu lạm phát kéo dài từ năm 1985 đến 1988 từ 500% đến 800%, chúng ta đã đứng trước bờ vực của sụp đổ và hỗn loạn. Chính vì vậy các nhà lãnh đạo hồi ấy thấy ta buộc phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc với đột phá chính là Hội nghị Thành Đô. Chính Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là kiến trúc sư của công trình khó khăn này. Sau nhiều lần đánh tiếng, ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, ông Nguyễn Văn Linh đã được mời, ông đã dẫn đầu đoàn Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang gặp Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Lý Bằng, Thủ tướng Trung Quốc, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Để rồi hơn một năm sau, ngày 5 tháng 11 năm 1991, ông Đỗ Mười mới nhận chức Tổng Bí thư và ông Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã đến thăm Trung Quốc, ký các hiệp định tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Quan hệ Trung-Việt dần trở lại bình thường.
          
Vậy viết về Hội nghị Thành Đô như trên, Tương Lai đã công kích chính ông Võ Văn Kiệt, người ông ta luôn xưng tụng để dựa hơi, tức lấy gậy tự đập lưng mình.

Khi được Việt Weekly hỏi, ông Võ Văn Kiệt đã trả lời: 
“Việt Nam có cả một quá trình giữ nước. Cách chọn lựa của Việt Nam là giữ được ổn định, làm sao tránh được đối đầu, chính điều này là điều phải xác định từ bây giờ, xây dựng đất nước của mình tránh sự đối đầu trong bất cứ tình huống nào. Nếu bất đắc dĩ chúng ta bị xâm lược vì một lẽ gì đó chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là bảo vệ đất nước mình, nhưng chúng ta không chủ động gây sự”.

Như vậy, quan điểm của ông Võ Văn Kiệt hoàn toàn không khác gì quan điểm của các nhà lãnh đạo đương thời trong việc ứng xử với Trung Quốc. Vậy hôm nay Tương Lai chống lại chính sách ngoại giao của ta với Trung Quốc cũng là chống luôn ông Võ Văn Kiệt!

Tương Lai từng cho việc bắt những cá nhân quấy rối và chống phá đất nước, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, là hành động của một “chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày càng hung hãn như không có điểm dừng”. Như vậy Tương Lai cũng lại chửi thầy mình vì chính ông Võ Văn Kiệt chứ không phải ai khác, tháng 4/1997, ký ban hành Nghị định 31/CP mà những trang “lề trái” cho là “nhằm quản chế hành chánh – một công cụ pháp luật chính yếu để trấn áp các nhân vật tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền”.

Dù nhà nước ta có thực hiện các chính sách ngoại giao bài bản đến mấy thì Tương Lai vẫn cứ kiếm cớ chống phá. Khi ta tỉnh táo giữ gìn mối quan hệ láng giềng, phù hợp với tình hình “vừa hợp tác vừa đấu tranh” với Trung Quốc thì ông ta dùng chuyện biển đảo để phá; nhưng khi Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Mỹ để mở rộng và hoàn thiện mối quan hệ Việt Mỹ, Tương Lai cũng lại chọc gậy bánh xe, dùng chiêu bài dân chủ để “méc Mỹ”, muốn Mỹ chống Việt Nam!

Như vậy Tương Lai không muốn ta chơi với Trung Quốc, cũng lại muốn Mỹ không chơi với ta, cái gì cũng kiếm cớ phá hoại hết. Điều này đã vạch rõ tim đen của ông ta chỉ muốn chống phá đất nước, chống lại các vị lãnh đạo đương thời mà thôi. Trong lần giỗ ông Võ Văn Kiệt, Tương Lai than là giờ không có ai tài giỏi như Võ Văn Kiệt! Trong một bài “Góp ý, cho Đại hội Đảng", Tương Lai, viết:

“…trong bài viết “Đóng góp ý kiến vào lý luận và thực tiễn 20 năm Đổi mới” Võ Văn Kiệt đã vạch rõ: “Chính là xu hướng giáo điều “tả khuynh” vẫn tồn tại, muốn co kéo, kiềm chế những tiềm lực phát triển nhưng lại mang danh nghĩa bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống chệch hướng”. Sự cảnh báo ấy chưa đủ để ngăn chặn thế lực bảo thủ, giáo điều… nhưng trắng trợn và dễ thấy nhất là khi cái thế lực này lại chiếm lĩnh được những cái ghế cao ngất ngưỡng của quyền lực để thực thi thủ đoạn của mình”.

Việc hiện tại có “xu hướng giáo điều, tả khuynh” là chuyện tất yếu do trình độ xã hội, nó cũng như bao sai trái, yếu kém khác còn tồn tại trong xã hội chúng ta, trong đó có cả xu hướng hữu khuynh. Còn nhiều vụ việc, cá nhân tự do xuyên tạc, quấy rối, làm càn mà chưa xử lý nghiêm minh, trong đó có không ít “chấy thức, rận sĩ” như Tương Lai. Việc cho các vị lãnh đạo đương nhiệm “trắng trợn… chiếm lĩnh được những cái ghế cao ngất ngưỡng của quyền lực để thực thi thủ đoạn” thực sự là ngôn ngữ của một kẻ đố kỵ, cay cú khi tham vọng quyền lực không thỏa. Nó cũng thể hiện sự ảo tưởng về khả năng bản thân, tự tin vô lối, núp bóng ông Võ Văn Kiệt.

Kết lại bài này, tôi muốn trả lời câu hỏi, cái gì khiến Tương Lai chống phá chế độ điên cuồng, thâm thù cuộc đấu tranh giai cấp đến vậy?

Theo Báo Quân đội nhân dân, 16/09/2009, Tương Lai là con Tổng đốc Tôn Thất Đàn, Thượng thư bộ Hình, Tổng đốc Nghệ Tĩnh trong thời kỳ Pháp thuộc. Tôn Thất Đàn từng trực tiếp ra Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ huy chiến dịch khủng bố trắng phong trào Xô viết, triệt phá cơ sở cách mạng; bắt, giết các nhà cách mạng như Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Mao, Lê Xuân Đào, Hoàng Trọng Trì. Chính vì mang cái gen đó, sau bao năm Tương Lai vẫn chưa nguôi mối thù về “đấu tranh giai cấp”, cuộc đấu tranh đã xóa đi được cái chế độ phong kiến Nhà Nguyễn đã làm mất nước, bù nhìn, nhưng vẫn sống phè phỡn trong cung vàng, điện ngọc, lăng tẩm, còn lưu dấu đến tận ngày nay. Những thứ đã được xây dựng mà qua câu ca dao đã nói lên được phần nào nỗi khổ của dân: “Vạn Niên là Vạn Niên nào/ Thành xây xương lính, hào đào máu dân”.

Vậy có thể nói hành động của Tương Lai hôm nay dù núp bóng ông Võ Văn Kiệt và nhân danh bao điều lấp lánh, thực chất chỉ là một sự phục thù giai cấp!


Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét