Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KIÊN ĐỊNH, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

 


Bước vào thế kỷ XXI loài người đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Những biến động dữ dội, đầy kịch tính của thế kỷ này đã làm nảy sinh nhiều suy nghĩ của con người v tương lai của mình, về hướng đi của lịch sử nhân loại và đã có nhiều câu hỏi đặt ra: nhân loại sẽ đi về đâu?

Trên thế giới các giáo phái mọc ra như nấm với những lời tiên tri lặp đi lặp lại lời phán bảo cũ kỹ của đấng tối cao về ngày tận thế. Những nhà sinh thái lo lắng về những vấn đề môi sinh ngày càng tồi tệ có thể dẫn đến những thảm họa sinh thái trên trái đất. Trong khi đó những nhà kỹ trị lạc quan chủ nghĩa tiếp tục cất cao bài ca về thời đại của nền văn minh khoa học, thời đại thống trị của trí tuệ nhân tạo. Còn các nhà tư tưởng và lý luận chng cộng và xã hội - dân chủ cũ và mới cả những kẻ hôm qua đã từng là cộng sản hôm nay đang sám hối về sự khờ dại của mình, ra sức bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, bêu xấu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, hết lời ca ngợi chủ nghĩa tư bản. Họ cho rng chủ nghĩa tư bản ngày nay là xã hội đẹp nhất của loài người, nhân loại trước đây có phát triển nhưng sẽ dừng lại ở chủ nghĩa tư bản ging như ngài Hêghen xưa đã cho rằng tất cả mọi sự phát triển của lịch sử sẽ dừng lại ở nhà nước Phổ. Trong con mắt họ, thế kỷ XXI là thế kỷ toàn thắngphồn vinh của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, ở phương Tây cũng có những học giả tỏ ra bi quan và dè dặt hơn. Là những người bảo vệ các giá trị phương Tây, họ có những lý do để lo âu v sự tồn vong của chế độ tư bản. Họ thẳng thắn chỉ ra những mâu thuẫn và khuyết tật của xã hội hiện đại, tìm cách khắc phục đ làm cho xã hội đó hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Rơnê Đuymông, một học giả người Pháp cho rằng chủ nghĩa tư bản là một thế giới không thể chấp nhận được.

Paul A.Samuelson, J.K Galbraith, Anvin Tôphlơ thừa nhận cần phải cải biến xã hội tư bn, thay vào đó bằng một xã hội khác. Theo các ông đó là xã hội hậu tư bản, xã hội siêu công nghiệp, xã hội hậu công nghiệp...

Tất cả các trào lưu ấy đều phủ nhận các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, về đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội, v tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt, từ sau sự sụp đổ của các nưc xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, họ càng ln tiếng công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, coi việc ra đi của chế độ xã hội chủ nghĩa là hiện tượng quái thai của lịch sử, là trái quy luật, là một không tưởng mi, do đó tất yếu dẫn đến chết yểu.

Ngày nay, xã hội càng phát triển người ta càng nhận thấy một nghịch lý không có lời giải đáp của chế độ tư bản; sự sản xuất càng phát triển, sự xã hội hóa lao động càng cao, của cải càng dồi dào thì càng tạo ra những bất công v mặt xã hội, càng làm cho con người bị tha hóa hơn bao giờ hết. Thậm chí, vì lợi nhuận, sự cám dỗ về của cải, vật chất người ta có thể làm tất cả, sẵn sàng chà đạp lên cả nhân phẩm, danh dự của người khác mà không cần biết việc làm đó đúng, hay sai miễn là thỏa mãn dục vọng tầm thường của họ. Sự bất công xã hội, sự phân cực giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội, sự tước đoạt các giá trị văn hóa tinh thần của loài người... là những điểm yếu chí mạng của chủ nghĩa tư bản mặc dù giai cấp tư sản có cố gng che đậy bao nhiêu vẫn cứ lộ ra. Vì vậy, lương tri nhân loại dù có trải qua những biến cố, thăng trầm, giữa lựa chọn này hay lựa chọn khác, cuối cùng sẽ phải hướng đến một xã hội tt đẹp hơn xã hi tư bản là xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Bằng nhận thức và sự giác ngộ sâu sắc của mình, những người mácxít Việt Nam phải giải đáp được những câu hỏi đó một cách thuyết phục và điều đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đòi hỏi với nhân dân ta. Con đường phát triển xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chúng ta lựa chọn phải cùng đường vi con đường phát triển của nhân loại chứ không th ngược lại.

Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên định, vận dụng, phát triển đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vào thực tế cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã nhận thức rõ luận điểm có tính phương pháp luận hết sức sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa “tính phổ biến” và “tính đặc thù” của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”.

Lênin đã dạy rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”. 

Trong thời kỳ đổi mới, luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vềphân tích cụ thể một tình hình cụ thể, đó là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác đã luôn được Đảng ta quán triệt như một nguyên lý phương pháp luận khoa học và cách mạng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên những phương diện chủ yếu:

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, được vận dụng kiên định và sáng tạo, từng bước định hình con đường và bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Trong thời kỳ hiện nay, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho phù hợp với điều kiện mới của Việt Nam, từ đó đã đúc kết những luận điểm lý luận phù hợp với mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Đó là những luận điểm lý luận về mục tiêu và đặc trưng của xã hội ở Việt Nam, về con đường lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.

Trong bước chuyển đổi từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới” vào mùa xuân năm 1921, V.I. Lê-nin đã tự phê phán về những sai lầm nghiêm trọng khi coi thường quy luật khách quan và yêu cầu cần thay đổi căn bản những quan niệm, tư duy trước đây về chủ nghĩa xã hội. Lĩnh hội tinh thần đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12/1986 đã tạo ra bước ngoặt trong đổi mới tư duy về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phương châmNhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan là khởi nguồn cho những sáng tạo của Đảng khi xác định mô hình và bước đi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong buổi đầu thời kỳ quá độ. Những quan điểm đổi mới về tư duy kinh tế nêu trên Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3/1989) khẳng định và bổ sung với những bước tiến mới. Từ kinh nghiệm của 5 năm đổi mới, Đại hội VII của Đảng (6/1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đã xác định sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

So với sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đã nêu ra, Đại hội X đã bổ sung hai đặc trưng là xây dựng “xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” và “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) tiếp tục bổ sung và phát triển Cương lĩnh cho phù hợp với thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó có những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cương lĩnh năm 1991 đã vạch ra bảy phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng xã hội mới theo những đặc trưng được xác định. Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, từ việc tổng kết thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung, phát triển nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện ở tám phương hướng cơ bản nhằm thực hiện thành công mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội và kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để đưa Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng (tháng 01/2016) tiếp tục khẳng định và phân tích sâu sắc hơn tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho phù hợp hơn với thực tiễn, bối cảnh mới. Đại hội XII rút ra ba kết luận quan trọng: 1- Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; 2- Những thành tựu đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; 3- Những thành tựu đó khẳng định con đường lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/01 đến 01/02/2021). Một lần nữa Đảng ta tiếp tục khẳng định chắc chắn rằng: “Đảng ta luôn vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định rõ “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cảu chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Đảng ta đã nhận thức lại, thấm nhuần quan điểm thực tiễn, lịch sử - cụ thể và phát triển nhằm khắc phục những cách hiểu, cách nghĩ, cách làm giản đơn, siêu hình, giáo điều, duy ý chí, trái quy luật khách quan về thời kỳ trước đổi mới, theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đổi mới, do đó, không phải là xa rời hay từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận chủ nghĩa xã hội khoa học mà trái lại, là sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn, là sự phát triển sáng tạo hơn nữa bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, của chủ nghĩa xã hội khoa học để tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Thứ hai, Đảng ta vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin vào thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh mới.

V.I. Lê-nin đã bổ sung, cụ thể hóa lý luận Mác về thời kỳ quá độ bằng thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tập trung phân tích về quá độ trong kinh tế. V.I.  Lê-nin đã chỉ ra năm thành phần kinh tế nước Nga đương thời, đồng thời chủ trương thực hiện “những bước quá độ nhỏ”, bắc những “chiếc cầu nhỏ” để đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong “Chính sách kinh tế mới”, cơ chế thị trường được sử dụng để kích thích sản xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng, kiểm soát của Nhà nước; lợi ích của các chủ thể được quan tâm đã có tác dụng phục hồi lực lượng sản xuất nhanh chóng, thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống của công nhân, nông dân được cải thiện. Nhờ có chính sách này mà đến cuối năm 1925, về cơ bản, Liên Xô đã hoàn thành việc khôi phục nền kinh tế quốc dân.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển kinh tế thị trường vào điều kiện cụ thể của Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó có đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, phải 15 năm sau, khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mới chính thức được xác định từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001). Đến Đại hội XII (năm 2016), Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bước phát triển tư duy rất rõ nét về kinh tế thị trường khi xác định đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII xác định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số”.

Đảng ta nhất quán quan điểm: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ bởi vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ ba, các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng, phát triển vào xây dựng, củng cố liên minh giai cấp và đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong giai đoạn lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười, V.I. Lê-nin đã vận dụng sáng tạo những quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về liên minh giai cấp vào thực tiễn cách mạng nước Nga và xây dựng được liên minh giai cấp công - nông bền vững, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, V.I. Lê-nin còn nhiều lần nhấn mạnh tới vai trò của trí thức và khẳng định, muốn thu hút họ vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải “đảm bảo cho các người trí thức những điều kiện lao động tốt nhất”.

Thấm nhầm những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã nghiên cứu thấu đáo, rút ra những kinh nghiệm quý báu để xây dựng liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong Cương lĩnh năm 1991 đã chỉ rõ: coi trọng việc thực hiện liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo với ý nghĩa là nền tảng chính trị - xã hội của Nhà nước của dân, do dân, vì dân, là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2001) không chỉ tiếp tục khẳng định tính tất yếu của liên minh công - nông - trí thức trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mà còn đặc biệt coi trọng vấn đề này, coi đây là động lực quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo”.

Kế thừa và phát triển tinh thần đó trong bối cảnh mới, các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII và XIII đều tiếp tục khẳng định vai trò, tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức đối với việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xác định sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có bổ sung những quan điểm, định hướng và giải pháp mới.

Thứ tư, những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cầm quyền đã được vận dụng sáng tạo, đem lại những thành tựu trong xây dựng và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ở Việt Nam - nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đi đến thắng lợi.

Khi Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền thì năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào kỷ luật đảng và phẩm chất tiền phong của đảng viên. Tháng 5/1920, trong tác phẩm Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản, V.I. Lê-nin viết: “Những người Bôn-sê-vích sẽ không giữ được chính quyền, tôi không nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thật sự”. Theo ông, có ba kẻ thù chính mà người cộng sản của đảng cầm quyền phải kiên quyết đấu tranh là “tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa; nạn mù chữ, sự ngu dốt, cản trở việc giáo dục chính trị và nạn hối lộ, tham nhũng”.

Thấm nhuần sâu sắc những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng Đảng. Đó là cơ sở, tiền đề vững chắc bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Qua hơn 38 năm Đảng ta lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là trong 10 năm gần đây, nhận thức về công tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới. Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vị trí của công tác xây dựng Đảng. Đảng ta luôn khẳng định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, là vấn đề sống còn đối với sự nghiệp cách mạng. Nhận thức của Đảng ta về công tác xây dựng Đảng ngày càng đầy đủ, khách quan và khoa học; thể hiện sự vận dụng sáng tạo những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về xây dựng Đảng - đội tiền phong của giai cấp công nhân - phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã thực hiện lời di huấn của V.I. Lê-nin và chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội; đó phải là những tổ chức bộ máy phục vụ chính trị chứ chính trị không phục vụ bộ máy.

Thứ năm, Đảng ta vận dụng những nguyên lý, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong nhận diện và xử lý mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, vấn đề xác định và phân định nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quản lý của Nhà nước được V.I. Lê-nin quan tâm và chỉ rõ: Chừng nào mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng và toàn Đảng còn tiếp tục làm công tác quản lý hành chính, nghĩa là quản lý nhà nước thì Đảng không thể gọi là người lãnh đạo được. Năm 1922, V.I. Lê-nin cho rằng, giữa Đảng và các cơ quan Xô-viết hiện nay có những quan hệ không đúng đắn và phải nâng cao uy quyền của Hội đồng dân ủy. Vào những ngày tháng cuối đời, V.I.  Lê-nin trăn trở rất nhiều về việc cải tổ bộ máy nhà nước. Ông chỉ ra tình trạng bộ máy nhà nước vẫn ngày càng cồng kềnh, nặng nề; chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận không rõ ràng; quan hệ giữa Đảng và Nhà nước chưa rành mạch hoặc có chỗ thiếu kết hợp, chưa hài hòa. V.I. Lê-nin phê phán nghiêm khắc quá trình cải tổ mang tính hình thức và kém hiệu quả, để cho bộ máy nhà nước lại rơi vào quỹ đạo nhà nước cũ và tệ quan liêu bùng phát.

Thấm nhuần quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản đã vận dụng một cách sáng tạo vào xây dựng Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xác định rõ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Với chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp, biến đổi nhanh chóng và khó lường. Đặc biệt, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của mỗi cán bộ, đảng viên. Không ít cán bộ, đảng viên trăn trở, lo lắng về chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Một số người băn khoăn hoài nghi, dao động, phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, thờ ơ về chính trị, cơ hội thực dụng, tham nhũng, tiêu cực, quan liêu vun vén cá nhân. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch đã và đang dùng mọi thủ đoạn đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” nhằm loại bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi đời sống xã hội, xóa bỏ các Đảng Cộng sản, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập...

Chính vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải đấu tranh bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng đó là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta tiếp tục kiên định, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, làm cho những nguyên lý, tư tưởng đó trở thành hiện thực, đưa dân tộc ta phát triển theo mục tiêu cao đẹp “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét