Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

Giai cấp công nhân Việt Nam vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 


Đảng ta xác định, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng lực lượng lao động công nghiệp; theo đó, giai cấp công nhân ngày càng gia tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng, nhất là trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề, tác phong, kỷ luật lao động…, thể hiện như một lực lượng lao động tiên tiến nhất và phát triển khá nhanh. Đó là tính tất yếu biến đổi cơ cấu kinh tế, đến tất yếu biến đổi cơ cấu giai cấp - xã hội. Mặt khác, giai cấp công nhân Việt Nam là chủ thể chính, lực lượng đi đầu trong thực hiện nội dung, mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta đã khẳng định: “sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[1].

 



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa X, (NQ20/NQTW), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét