Trong cuộc đấu tranh phòng chống các quan điểm sai
trái, thù địch xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng, bên cạnh việc phát huy vai
trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị rất cần sự vào cuộc tích cực của
nhân dân. Bởi nếu phát huy được sức mạnh của người dân trong việc nhận diện với
các quan điểm, xu hướng tiêu cực để đấu tranh ngăn chặn kịp thời, đồng thời làm
tốt công tác tư tưởng sẽ giúp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức
mạnh của toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng đất nước ngày
càng phồn vinh, hạnh phúc.
Trong
thực tiễn đời sống thì không chỉ cán bộ, đảng viên mà đông đảo người dân đều
dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác nhân sự của Đảng. Điều này xuất phát từ
tầm quan trọng của vấn đề này đối với việc duy trì môi trường chính trị-xã hội
ổn định và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên sự quan tâm của từng
cá nhân không phải lúc nào cũng được thể hiện một cách đúng đắn, phù hợp. Cụ
thể là trong khi đa số cán bộ, đảng viên, người dân thể hiện sự tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng, cũng như công tác cán bộ của Đảng, đánh giá cao
quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “không có
vùng cấm, không có ngoại lệ”, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, xây dựng
Đảng ngày càng vững mạnh thì bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận tỏ ra hoài nghi,
thiếu tin tưởng, có thái độ chỉ trích cách điều hành, hoạt động của các tổ chức
đảng cũng như của cả hệ thống chính trị.
Tư
tưởng không vững thì ắt sẽ dẫn đến những suy nghĩ, hành động không đúng đắn,
chuẩn mực. Hậu quả là xuất hiện một số cá nhân tùy tiện bày tỏ sự bất mãn trên
mạng xã hội, thể hiện những cái nhìn cực đoan, méo mó, sai trái về công tác
nhân sự của Đảng, Nhà nước, cho rằng đó là vì “lợi ích nhóm chứ không vì lợi
ích của đất nước”. Thay vì tìm hiểu các thông tin, sự việc được quan tâm từ các
nguồn chính thống, tin cậy, các cá nhân này đưa ra những suy đoán vô căn cứ, hồ
đồ, ác ý, hoặc đưa ra những dự báo về những thay đổi nhân sự trong thời gian
tới kèm theo những phân tích mang mầu sắc chủ quan, thiếu căn cứ. Ma trận tin
thật-tin giả ít nhiều gây hoang mang, dao động trong cộng đồng đang ngày càng
lây lan với tốc độ chóng mặt, đe dọa gây ra những hậu quả khôn lường. Đã xuất
hiện tình trạng “làm nhân sự” tại bàn trà, quán nhậu. Đã có những biểu hiện “tự
diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ, nguy cơ làm lung lay niềm tin của một
bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đây
hình thành tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội.
Lợi
dụng điều này, các phần tử cơ hội, cực đoan, thù địch tìm mọi thủ đoạn hòng
khoét sâu những nghi ngờ, hoang mang trong dư luận bằng việc tiếp tục “bơm” ra
những thông tin bịa đặt, xuyên tạc về đời tư các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà
nước, dựng nên một “cuộc chiến một mất một còn giữa các phe phái” trong nội bộ
Đảng... Không khó để nhận ra mục tiêu của các đối tượng là phá hoại công tác
nhân sự nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung thông qua việc gây chia rẽ
trong nội bộ Đảng và trong quần chúng nhân dân, khiến người dân mất lòng tin
đối với Đảng, nghi ngờ công tác nhân sự của Đảng, bất hợp tác với chính quyền,
phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các đối tượng chống phá kích
động người dân kêu gọi tự do dân chủ bằng cách đòi đa nguyên đa đảng, phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, kêu
gọi biểu tình bạo loạn chống chính quyền.
Rõ
ràng sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác nhân sự của
Đảng là chính đáng và cần thiết, tuy nhiên sự quan tâm này cũng cần thực hành
đúng đắn trên cơ sở tôn trọng luật pháp. Nhằm tạo điều kiện cho người dân được
thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với các vấn đề của đất nước, Đảng, Nhà nước
đã ban hành nhiều quy định, đạo luật có liên quan, tiêu biểu như Hiến pháp,
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Dân sự,... Cụ
thể tại Điều 3, Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân”. Xác định nguyên tắc “thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng” Đảng ta đã
không ngừng sáng tạo ra những phương thức mới, cách làm hay nhằm phát huy tối
đa vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
Thực
tiễn đã chứng minh, trong các giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, việc
xây dựng “thế trận lòng dân”, giữ vững mặt trận tư tưởng trong quần chúng nhân dân
luôn có ý nghĩa rất quan trọng, được xem là một trong những giải pháp vừa có
tính cấp bách vừa có tính bền vững, lâu dài trong công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị. Theo đó mục tiêu cần đạt được đó là củng cố niềm tin của các
tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quy tụ, tập hợp, khơi dậy, phát huy lòng yêu nước,
tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó phát huy tinh thần chủ động của mọi
tầng lớp nhân dân trong công cuộc đấu tranh chống các âm mưu, thủ đoạn chống
phá của thế lực thù địch, kiên quyết bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét