Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

 SỰ HIỂU BIẾT NÔNG CẠN VỀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM!

Kể từ khi ra đời và trong suốt tiến trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay”. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động luôn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc Hiến pháp của Việt Nam.

Mới đây, trong bài viết trên trang “Baoquocdan”, Đào Tăng Dực đã có nhiều lời nhận xét “hồ đồ” thiếu hiểu biết về Hiến pháp của Việt Nam. Khi cho rằng “Hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa của CSVN là một “đứa trẻ vô chi” vì không biết tôn trọng quốc thể của chính mình” và Y còn nặng lời mỉa mai các đồng chí lãnh đảo của Đảng và Nhà nhà nước rằng “những kẻ bất xứng và tranh đoạt quyền lực… cần phải ra đi hầu dân…”. 

1.  Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Văn kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Nhân dân ta đã xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.  Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013 có XI Chương với 120 Điều do Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, theo một quy trình thủ tục chặt chẽ, khoa học. Hiến pháp Việt Nam được soạn thảo công phu, chặt chẽ, dễ hiểu và dễ nhớ; thể hiện rõ bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong những năm qua đã minh chứng điều đó. Đặc biệt, sau gần 40 năm đổi mới, bằng tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, đất nước ta đã đạt được những thành tự to lớn cả về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng-an ninh và đối ngoại. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay…” Điều đó khẳng định Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tiến bộ, rất rõ ràng và hợp lý, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

2.  Đảng Cộng sản Việt Nam là đạo đức, là văn minh, người đứng đầu của Đảng và Nhà nước luôn hết lòng vì dân, vì nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng ta luôn trọn vẹn tấm lòng thủy chung vì dân tộc, vì Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân mà chiến đấu; biết đặt mình trong sinh mệnh của nhân dân, gắn bó với lợi ích quốc gia - dân tộc, hết lòng vì dân, vì nước; luôn “dĩ công vi thượng”; kiên quyết đấu tranh sửa chữa, khắc phục để luôn tiến bộ, trưởng thành, để dân yêu, dân mến, dân tin. Với những tổ chức và cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao của Đảng vi phạm khuyết điểm đều bị xử lý công khai, minh bạch, “không có vùng cấm”, không có ngoại lệ; được nhân dân đồng tình ủng hộ. Mặc dù vậy, các phần tử xấu, cơ hội, các thế lực thù địch đã lợi dụng “khuyết điểm sai phạm” để bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Nhằm kích động, chia rẽ đội ngũ cán bộ, đảng viên, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm uy tín của Đảng. Hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thật sự công tâm, tỉnh táo, không để kẻ xấu lợi dụng. Đặc biệt, trong những lúc “gió lớn, sóng cả”, càng phải sáng suốt để giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng. Mỗi đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét