Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính là một biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Về giáo dục liêm và chính để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo Hồ Chí Minh, “để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát,
giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên”. Tuyên truyền,
giáo dục cho cả cán bộ và nhân dân. Bởi vì, “nếu nhân dân hiểu biết, không chịu
đút lót, thì “quan” dù không liêm, cũng phải hóa ra Liêm”.
Nói đến thực hành Liêm và Chính là nói đến tầm ứng xử văn
hóa - đạo đức ở cấp độ cao, bởi nhờ văn hóa và chỉ con người có văn hóa thì mới
có được những hành vi và ứng xử có giá trị, là đỉnh cao và biểu hiện đẹp đẽ nhất
của văn hóa vì nó thể hiện sự hiểu biết làm người, hiểu biết xử sự, xử thế đối
với bản thân, gia đình và xã hội mà lõi cốt là phá cái ác đổi ra cái thiện.
Cùng với “pháp luật phải thẳng thay trừng trị những kẻ bất
liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gi”, thì “tự mình” là biện
pháp quan trọng nhất để thực hành Liêm và Chính. Bởi vì “vô luận việc gì, đều
do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.
Cán bộ phải biết mình trong mối quan hệ với nhân dân là điều
kiện cần để thực hành Liêm và Chính. Phải biết quyền hành và lực lượng đều ở
nơi dân, nhân dân ủy thác quyền hành cho mình để phục vụ dân. Vì vậy “làm cán bộ
là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân”; “lãnh đạo là làm đày tớ nhân
dân và phải làm cho tốt”. Ngược lại, nếu nghĩ rằng quyền hành là của mình thì dễ
làm bậy.
Cần phải nhận thức khoa học rằng, người thiếu lương tâm mà
không có quyền thì không thể thực hiện hành vi tham nhũng. Nhân dân hạng kém
cũng chỉ tham ô, không thể tham nhũng vì không có quyền. Cán bộ có quyền mà có
đạo đức, có lương tâm không bao giờ tham nhũng, tiêu cực. Đảng ta chiến đấu hy
sinh 15 năm mới trở thành Đảng cầm quyền và cán bộ, đảng viên trong công sở so
với nhân dân “đều có nhiều hoặc ít quyền hành.
Tư tưởng hồ chí minh về liêm và chính trong phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Trước hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính hay nói đầy
đủ là Liêm khiết và Chính trực là hai đức rõ ràng, nên khi triển khai phải bảo
đảm cả đức Liêm và đức Chính. Hiện nay có chỗ ghép Liêm với Chính thành một chuẩn
mực đạo đức Liêm chính, hiểu theo nghĩa trong sạch, không tham nhũng là không đầy
đủ. Tách từng đức Liêm và Chính còn có ý nghĩa ở chỗ xây Liêm thì phải chống bất
liêm; xây Chính thì phải chống bất chính. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính
vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc
và nhân loại.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Phải kiên trì
giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm
khiết, chính trực; xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực”
Phải kiểm soát quyền lực như Hồ Chí Minh chỉ ra và Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng nói về “lồng” cơ chế để “nhốt” quyền lực, bảo đảm quyền lực
vận hành đúng không bị tha hóa. “Lồng” cơ chế bằng các quy định, kiểm tra, giám
sát, trách nhiệm giải trình, là cần thiết, quan trọng, nhưng phải đặc biệt chú
trọng “lồng” cơ chế dân chủ. Phát huy dân chủ thật sự trong Đảng và xã hội là một
biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Quy định, quy chế là cần thiết nhưng chưa đủ. Phải có biện
pháp “hai chân” quy định, cơ chế và con người. Như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, điều
có ý nghĩa quan trọng nhất trong thực hành Liêm và Chính là vấn đề con người. Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại: “Cuối cùng, xét tới ngọn ngành mọi sự trên đời
này đều là vấn đề con người, do con người, vì con người mà ra”. Trong đội ngũ
cán bộ, đảng viên thì cán bộ chiến lược, nhất là người đứng đầu là tầng lớp
“tinh hoa” của đất nước.
Điều đó đòi hỏi quyết tâm chính trị lớn của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta trên cơ sở phát huy mạnh mẽ hệ giá trị của con người Việt
Nam. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “ một Đất nước, một dân tộc
trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân
dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo;... chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt
qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho dân tộc, cho
giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh,
Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, đất nước ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với
truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của một dân tộc anh hùng, sánh vai với
các cường quốc năm châu trên thế giới chống tham nhũng, tiêu cực như hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét