Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

SUY NGẪM VỀ VẤN ĐỀ THAM NHŨNG

 Những ngày qua. Cả nước chìm trong niềm thương tiếc vô hạn trước sự ra đi của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “Người đốt lò” vĩ đại. Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng chí có nhiều đóng góp trên tất cả các phương diện trong đó có công cuộc phòng chống tham nhũng.

Ngẫm lại trên trang facebook Việt Tân, đối tượng Nguyễn Ánh tán phát bài “Chuyện thường tình trong xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nội dung xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta; phủ nhận những thành quả cách mạng trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; cho rằng tham nhũng ở Việt Nam sinh ra do cơ chế.

Chúng ta phải nhận thức rằng đây là luận điệu xuyên tạc trắng trợn thể chế chính trị ở nước ta, đỗ lỗi tham nhũng do cơ chế sinh ra, nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ta trong xây dựng đất nước; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng ta trong phòng, chống tham nhũng. Trước tiên chúng ta khẳng định rằng tham nhũng ở nước ta không phải do cơ chế chính sách, mà bắt nguồn sự thoái hóa biến chất, chủ nghĩa cá nhân của một số ít cán bộ có chức có quyền trong công tác quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi tham nhũng.

Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Còn theo Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International), tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”.

Nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng là:Lòng tham của con người, mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều bắt nguồn từ “lợi ích cá nhân”. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng; Do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một bộ phận cán bộ, công chức; Do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh, do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Điều này dẫn đến sự tha hóa, suy thoái về đạo đức không thể tránh khỏi của các công chức, viên chức nhà nước, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng;Do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém. Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”, “đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên” cũng là nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng. Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vô tình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động;Một nguyên nhân nữa đó là tư duy chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâm trong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị.

Chúng ta khẳng định rằng, tham nhũng ở Việt Nam không phải do cơ chế, chính sách mà do chủ nghĩa cá nhân, sự tha hóa, biến chất về đạo đức, lối sống cảu một số ít cán bộ, công chức trong thực hiện công vụ.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét