Thứ Hai, 1 tháng 7, 2024

KHẮC PHỤC CĂN BỆNH “LƯỜI BIẾNG” TRONG XÃ HỘI

 Trong nhiều tác phẩm nói và viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, để khắc phục bệnh “lười

biếng” - “lười lao động”, “lười làm việc” này là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã

hội với mục tiêu quan trọng là khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu để nâng cao đời sống

nhân dân cả nước. Người đã nói: “Nước ta còn lạc hậu, dân ta còn nghèo, muốn tiến lên chủ

nghĩa xã hội, muốn cải thiện đời sống, thì chúng ta càng phải “Cần”, phải “Kiệm”, phải chống

lười biếng, chống lãng phí”. Quan trọng nữa, đó còn là mục tiêu của xây dựng con người mới xã

hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới; “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh

phúc của chúng ta”.

Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đặt ra yêu cầu cho xây dựng con người mới xã hội chủ

nghĩa là phải gạt bỏ những thái độ, việc làm sai lầm như: thỏa mãn với thành tích ban đầu, bảo

thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có trước đó, đã có ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh

quần chúng nhân dân, hoài nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng nhân dân; lười

biếng, không tích cực học tập cái mới, cái tiến bộ v.v...

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra những “phương thuốc” hữu

hiệu để “chữa bệnh lười biếng” đó là:

- Các cơ quan chỉ đạo phải có cách lãnh đạo cho đúng. Mỗi việc, đều phải chỉ bảo cách làm cụ

thể.

- Cấp trên phải hiểu rõ tình hình cấp dưới và tình hình quần chúng, để lãnh đạo, chỉ đạo cho

đúng.

- Khi quyết nghị việc gì, phải cẩn thận, rõ ràng. Khi đã ban hành nghị quyết thì phải kiên quyết

thi hành triệt để.

Phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ mọi mặt, Hồ Chí Minh coi đó là những biện pháp

hết sức rất cần thiết. Người yêu cầu: “Phải chú ý học tập”: Phải kiên quyết đấu tranh chống bệnh

lười biếng, lười lao động, lười học tập, muốn nghỉ ngơi an nhàn. Do đó, muốn tiến bộ nhanh,

hoàn thành tốt nhiệm vụ, thì phải học tập các chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Đồng thời, phải tích cực học tập trong quần chúng nhân dân, bởi vì: Kinh nghiệm trong nước và

các nước trên thế giới chứng minh cho chúng ta biết: khi có lực lượng dân chúng ủng hộ thì việc

lớn “to tát” mấy, khó khăn, gian khổ bao nhiêu thì chúng ta làm cũng được. Không có sự ủng hộ

của quần chúng nhân dân, thì việc gì làm cũng không xong. Quân chúng nhân dân biết giải quyết

nhiều vấn đề một cách giản đơn, nhanh chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể

to lớn, nghĩ mãi không ra, giải quyết không hiệu quả.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu trong Đảng, trong Nhà nước, trong Chính phủ,

các cấp, các ngành và mọi tập thể cùng mỗi cá nhân cần phải “… cần có một cuộc vận động:

Tiêu diệt lười biếng, nâng cao năng suất, củng cố kỷ luật lao động”.

Những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chống căn bệnh lười biếng, lười lao

động, lười làm việc… không những có giá trị lịch sử to lớn, mà nó còn luôn có tính thực tiến,

tính thời sự trong công tác xây dựng Đảng ta hiện nay; nếu được quán triệt triệt để, vận dụng

sáng tạo, triển khai thực hiện hiệu quả sẽ góp phần khắc phục “bệnh” lười biếng, lười lao động,

lười làm việc của cán bộ, đảng viên, đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của

Đảng ta “vừa hồng, vừa chuyên”, công tâm, thạo việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn

cách mạng mới.

Mới đây, phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí

thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới đây sẽ cương quyết không để lọt vào

Ban chấp hành Trung ương khóa XIV những người: “Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ,

trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém,

không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút”. Đây là lời cảnh báo với

những người lười biếng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét