Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng giống như bệnh “kiêu ngạo”, bệnh lười biếng trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên không tự nhiên sinh ra, mà cũng không thuộc về bản chất vốn có của họ,
lại càng không phải bản chất cơ bản của Đảng ta, nó do nguyên nhân khách quan và chủ quan
mang lại.
Về nguyên khách quan, ngày 04 tháng 01 năm 1924 trong bài viết “Tình cảnh nông dân An
Nam” đăng trên Báo La Vie Ouvrière, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người đã viết: “Người An
Nam nói chung, phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của nước Pháp”. Trong bài
viết “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ ra: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện”. Chúng đã sử dụng
mọi thủ đoạn, biện pháp ác động để hủ hoá, lụi bại nhân dân chúng ta bằng nhiều thói hư, tật
xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác.
Về nguyên nhân chủ quan, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nó xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân
mà ra: “… vì tư tưởng cá nhân chủ nghĩa đẻ ra nhiều cái xấu như lười biếng, tham ô, đòi hưởng
thụ, kèn cựa, địa vị”...; muốn tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải có những con người
xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa cần thiết phải có tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cần phải tẩy sạch và gột rửa tư tưởng cá nhân chủ
nghĩa”. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều cái xấu, thiên hình vạn
trạng”.
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh
lười biếng là: “… việc giáo dục chính trị còn sơ sài, thiếu sót”. Chính vì thế mà một số cán bộ và
công chức, người lao động còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân, thái độ làm thuê, làm mướn, thiếu
tinh thần làm chủ tập thể cơ quan, đơn vị. Do đó mà xuất hiện những hiện tượng xấu như: lười
biếng, lười lao động, lười làm việc, kèn cựa, cục bộ, thiếu kỷ luật, kém đoàn kết, tham ô, xa hoa
lãng phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét