Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, dám xả
thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, cơ bản đội ngũ cán bộ luôn giữ vai trò tiên phong trong chiến đấu, khắc
phục mọi khó khăn, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bước vào giai đoạn đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, với tinh
thần “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu
với khó khăn thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” của đội ngũ cán bộ của
Đảng tích cực, hăng say làm việc, phát huy sự sáng tạo và đổi mới, tạo nên những bước phát
triển mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để đất nước ta phát triển nhanh và bền vững.
Viết về vấn đề “lười biếng”, nói cách khác là “lười lao động”, “lười làm việc”, trong tác
phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người đã viết: “Lười biếng là kẻ
địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”; một cá thể, cá nhân lười biếng,
có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của toàn bộ tập thể cơ quan, đơn vị. Trong tác phẩm “Sửa
đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Bệnh lười biếng - Tự cho mình là cái gì
cũng giỏi, việc gì cũng biết”; dẫn đến làm biếng học hỏi, lười suy nghĩ; việc gì dễ thì tranh và
giành lấy cho bản thân mình; việc khó thì né tránh và đùn đẩy cho người khác; gặp việc nguy
hiểm thì tìm mọi cách để thoái thác, trốn tránh. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn giải thích một cách
cặn kẽ hơn: “Bệnh lười biếng - Khi tiếp được mệnh lệnh hoặc nghị quyết, không chịu nghiên cứu
rõ ràng”; không tức thời chuyển ngay hoặc chỉ đạo cho cấp dưới, cho đảng viên, cho cán bộ,
chiến sĩ... Kết cục là: nghị quyết là thực hiện không đến nơi đến chốn, ảnh hưởng tới năng lực
lãnh đạo của tổ chức Đảng, nặng hơn là: phá hoại tổ chức của Đảng, giảm sút kỷ luật, kỷ cương
của Đảng .
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cảnh báo thái độ lười học tập, nhất là lười học tập lý
luận chính trị, trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác, Người nói: “Lười
biếng: Không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hóa
và nghiệp vụ”. Người cũng cho rằng, lười biếng - “lười lao động”, “lười làm việc” cũng là đắc
tội với nhân dân, với Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét