Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển
của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục
diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước sẽ
gia tăng các hoạt động thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
văn hóa với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, nhất là hoạt động
tuyên truyền phá hoại trên không gian mạng. Trước tình hình đó, việc thấm
nhuần quan điểm của Đảng về chống “diễn biến hòa bình”, nhất là trên tinh
thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”, kết hợp
giữa “xây” và “chống”, “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, “chống”
là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách làm vũ khí lý luận sắc bén, góp phần làm
thất bại âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ, chống phá thành
quả cách mạng, là trách nhiệm hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người
dân Việt Nam hiện nay. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp sau: Một là, nâng
cao nhận thức, ý thức cảnh giác, bám sát định
hướng chỉ đạo, hướng dẫn trong các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đối với công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu,
hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh
vực tư tưởng, lý luận; gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, để xây dựng các chương trình,
kế hoạch, giải pháp công tác cụ thể; đưa công tác phòng, chống “diễn biến hòa
bình”, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đi vào nền
nếp và đạt hiệu quả cao. Hai là, công tác tuyên truyền về đấu tranh phòng, chống
âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa cần được thực hiện với chất
lượng, hiệu quả tốt hơn. Tăng cường các chương trình, bài viết giàu sức
thuyết phục, tính chiến đấu cao trên các phương tiện thông tin và truyền
thông về chủ đề này. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tích cực
thông tin và tăng cường đối thoại với nhân dân; chủ động, linh hoạt giải
quyết các vấn đề nóng, đang đặt ra của xã hội. Thường xuyên duy trì, thực
hiện có hiệu quả việc phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ quan báo
chí, tạo thế trận rộng khắp, chặt chẽ trong đấu tranh phản bác quan điểm,
luận điệu sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ tác động
đến nhận thức để thay đổi hành vi của công chúng trong những vấn đề liên quan
đến văn hóa. Ba là, tăng cường vai trò, trách nhiệm nêu gương
của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; phát huy tốt vai trò của
cấp ủy, tổ chức đảng, Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chức năng các cấp. Đây là giải
pháp quan trọng bởi thực tiễn cho thấy thông qua những tấm gương người tốt,
việc tốt, các mô hình, điển hình tiên tiến, công tác tuyên truyền mới thực sự
có hiệu quả. Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ,
ngành và tổ chức đoàn thể, đi đầu là sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung
ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong
phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa. Xây
dựng môi trường lành mạnh để phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước./. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét