Những năm qua, toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta luôn đề cao cảnh giác, tích cực đấu tranh phòng, chống
chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định
chính trị – xã hội, tạo môi trường thuận lợi để tiến hành sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, trong
đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế,
còn biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác về âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn
biến hòa bình”, nội dung, biện pháp đấu tranh chưa toàn diện trên các lĩnh vực,
còn lúng túng, thiếu nhạy bén trong công tác tuyên truyền, định hướng cũng như
cách thức tổ chức sử dụng lực lượng và các hình thức đấu tranh nên tính hiệu
quả chưa cao.
Những năm tới, tình hình
quốc tế, khu vực và trong nước, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, sẽ có những
diễn biến rất phức tạp, khó lường với những khó khăn, thách thức mới đối với
nước ta. Đặc biệt là, khi chúng ta đang tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội
lần thứ XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII,…
lợi dụng những vấn đề này, các thế lực thù địch sẽ quyết liệt đẩy mạnh chiến
lược “diễn biến hòa bình” với nhiều âm mưu, thủ đoạn, hình thức, phương tiện
tinh vi, xảo quyệt để chống phá nước ta trên tất cả các lĩnh vực, nhằm phủ
nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ ta, tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Do vậy, thời gian tới để
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, cần tập trung
vào một số nội dung, biện pháp sau đây:
Một là, nâng
cao nhận thức của các chủ thể về “diễn biến hòa bình” và đấu tranh phòng, chống
“diễn biến hòa bình”. Cần làm
cho quần chúng nhân dân nhận thức rõ, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa
bình” là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc rất gay go, quyết liệt,
phức tạp và lâu dài. Vì vậy, cuộc đấu tranh này dành được thắng lợi hay không
phụ thuộc vào lực lượng cách mạng có nhận thức đúng và đủ mạnh để hoàn thành
nhiệm vụ cách mạng của mình hay không. Muốn vậy, phải tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục chính trị tư tưởng, trên cơ sở nền tri thức được giáo dục, bồi
dưỡng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sẽ có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có ý chí quyết tâm cao và niềm tin sắt đá vào độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, có sức đề kháng tốt trước các luận điệu
xuyên tạc, làm cho họ không bị thẩm thấu, xâm nhập của các luận điệu xuyên tạc
của kẻ thù. Đồng thời, mỗi người sẽ tự chủ động đoàn kết chặt chẽ trong đấu
tranh chống “diễn biến hòa bình”.
Hai là, phát huy
sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến
hòa bình”. Trước hết, công tác đấu
tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” là trách nhiệm của các tổ chức đảng và
mọi cán bộ, đảng viên. Các tổ chức đảng cần phát huy tốt vai trò lãnh đạo của
mình trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và đấu tranh có hiệu quả với các
quan điểm sai trái, thù địch, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân;
phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bên cạnh đó, cần phát huy tốt vai trò của
các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên trách được giao nhiệm vụ phòng, chống
“diễn biến hòa bình”. Duy trì thường xuyên hoạt động của ban chỉ đạo các cấp;
củng cố, kiện toàn và nâng cao trách nhiệm của thành viên các ban chỉ đạo, nhất
là Ban chỉ đạo Đề án 609 của Trung ương. Làm tốt công tác kiểm tra của cấp trên
đối với cấp dưới trong nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”;
đồng thời, phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong đề ra các chủ trương,
biện pháp đấu tranh phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể.
Ba là, tăng cường
phối hợp, kết hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong đấu tranh phòng, chống
“diễn biến hòa bình”. Các tổ chức,
các lực lượng có sự chỉ đạo chung thống nhất sẽ tạo nên sự thống nhất trong
hành động, tạo nên sức mạnh của một khối thống nhất đủ sức để đấu tranh bác bỏ
các luận điệu sai trái, xuyên tạc. Do đó, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa
bình” cần phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt công tác và phải huy
động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phân công trách nhiệm hợp lý,
bảo đảm sự phối hợp giữa các lực lượng một cách hợp lý nhất. Có sự phối hợp một
cách hiệu quả giữa các Ban Chỉ đạo đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình”
của các thế lực thù địch trên các lĩnh vực, giữa trung ương với địa phương,
giữa các bộ, ngành và giữa các bộ phận trong từng ban chỉ đạo được đồng bộ,
nhịp nhàng. Cần có cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng, khắc phục
những sự bất cập, chồng chéo trong công tác lãnh đạo, quản lý.
Bốn là, kết hợp
giữa đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” với đấu tranh phòng, chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Để góp phần
giữ vững an ninh quốc gia, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và
chế độ XHCN cần đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp
với ngăn chặn có hiệu quả “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đây là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo thường xuyên,
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước,
sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính
trị – xã hội. Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị số 05/CT-TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (Khóa
XII) về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Năm là, tăng cường
cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa
bình”. Thường xuyên đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật cho công tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Có
chủ trương đúng trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, nhất là
công nghệ thông tin trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Mặt
khác, những người tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng cũng cần được quan
tâm thỏa đáng cả về vật chất lẫn tinh thần để họ có thể hoàn thành thắng lợi
nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, đập tan các luận điệu xuyên
tạc của kẻ thù. Có chế độ thù lao tương xứng cho những công trình, chuyên đề
chuyên sâu về đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” để thu hút những
người tâm huyết tham gia viết bài đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận,
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét