Từ năm 1407, tuy chiếm được nước
ta và thiết lập chính quyền đô hộ, quân xâm lược nhà Minh vẫn không thể khuất
phục được dân tộc ta. Các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước nhằm
lật đổ ách thống trị diễn ra liên tục kéo dài, ngày càng quyết liệt và lan rộng
khắp nơi, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn
Trãi lãnh đạo. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của
triều đình phong kiến nhà Minh; Mở ra một thời kì độc lập và có giai đoạn phát
triển cực thịnh nhất trong những triều đại phong kiến Việt Nam. Làm nên chiến
thắng đó là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc đến nghệ
thuật chiến thuật tài tình và chọn h¬ướng, mục tiêu tiến công chính xác.
Trong suốt mười năm đánh giặc, Bộ Tham mưu nghĩa quân đều chủ
trương “lánh chỗ thực, đánh chỗ hư¬, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở”.
Chọn Nghệ An làm hư¬ớng tiến công, đây là nơi hiểm yếu, quan
trọng nhưng địch thiếu phòng bị. Lực lượng quân Minh ở Nghệ An tương đối yếu so
với nơi khác. Thành Nghệ An tuy kiên cố nhưng xung quanh thành không có đồn lũy
phòng bị vững chắc. Chiếm được Nghệ An không chỉ chiếm đ¬ược một vùng “đất rộng,
ng¬ười đông” mà còn chia cắt địch ra làm hai miền, quân địch ở phía Nam hoàn
toàn bị cô lập. Sau khi giải phóng Diễn Châu và Thanh Hóa, nghĩa quân không
phát triển ngay ra Bắc mà chủ trương đánh vào Tân Bình, Thuận Hóa nhằm đánh vào
nơi “sơ hở”, “chỗ trống” của quân Minh.
Chọn mục tiêu, khi nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang, nhiều
tướng đề nghị Lê Lợi hạ gấp thành Đông Quan để trừ diệt nội ứng rồi sau đó sẽ dốc
toàn lực lượng đánh viện binh địch. Lê Lợi cho rằng đánh vào thành lúc này là hạ
sách. Vì đánh thành, nếu thời gian kéo dài mà không hạ được, làm cho quân ta sức
mệt, chí nản. Nếu viện binh địch đến thì trước và mặt sau lưng đều bị địch tiến
công sẽ nguy. Còn nếu viện binh địch bị phá thì thành tất phải hàng. Làm một việc
mà được cả hai đó mới là kế vẹn toàn. Bộ Tham mưu nghĩa quân đã quyết định
phương án "vây thành diệt viện". Vây hãm địch ở Đông Quan và các
thành khác, kiềm chế ngăn quân Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa (Lào Cai). Tập trung lực
l¬ượng vào mục tiêu chủ yếu ở ải Chi Lăng, chọn đạo quân viện binh do Liễu
Thăng chỉ huy, trên hướng Lạng Sơn làm mục tiêu tiến công chủ yếu, khi địch
trên hướng này bị tiêu diệt sẽ gây chấn động mạnh phá vỡ thế trận của địch. Đạo
quân Mộc Thạnh mất chỗ dựa và tự tan vỡ. Vương Thông và lực lượng giặc trong
thành Đông Quan “không đánh mà bị bắt” là điều tất yếu. Quyết định chiến lược
sáng suốt đó đã làm nên thắng lợi trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương
Giang.
Khi nghiên cứu về chiến thuật trong khởi nghĩa Lam Sơn thấy
rằng, phục kích, tập kích là chiến thuật sở trường nhất của nghĩa quân, được sử
dụng có hiệu quả trong suốt quá trình khởi nghĩa. Nguyễn Trãi nói: “yếu chống mạnh
hay đánh bất ngờ, ít địch nhiều thường dùng mai phục”. Tiêu biểu là các trận phục
kích lớn nổi tiếng ở Tốt Động - Chúc Động, hoặc trận phục kích tiêu diệt lớn
quân địch ở Chi Lăng.
Trong tổ chức đánh các thành trì kiên cố, nghĩa quân chủ yếu
tập trung bao vây, cô lập thành là chính, “đánh thành là hạ sách”, nhưng khi cần
thiết để phục vụ yêu cầu chiến lược và khi có điều kiện, nghĩa quân đã thực hiện
công thành. Trận nổi tiếng bấy giờ là trận hạ thành Xương Giang, cụ thể là: Sau
khi bị Nghĩa quân đánh thiệt hại nặng nề ở Ải Chi Lăng, các đồn Khâu Ôn, Cần Trạm,
đám tàn binh của Quân Minh cố gắng rút về thành Xương Giang, là một thành kiên
cố, có ba mặt là Sông Thương và Sông Lục Nam để cố thủ và củng cố lực lượng. Bộ
chỉ huy tối cao Lam Sơn đã nhanh chóng và kịp thời điều động danh tướng Trần
Nguyên Hãn lên, đánh hạ thành Xương Giang ngay trước khi quân Minh kéo đến, khiến
địch chỉ còn cách tìm chỗ cánh đồng rộng ở phía bắc Xương Giang khoảng 3km chơ
vơ hạ trại, chờ giờ bị tiêu diệt, ở giai đoạn thứ ba của chiến dịch. Trong khi
địch đã cùng đường thì nghĩa quân lại quyết tâm hơn bao giờ hết, để-vẫn theo
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi-“Đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh
hai trận tan tác chim muông”, khiến địch thì: “Như ổ kiến, tan dưới bờ đê vỡ”,
còn nghĩa quân thì: “Tựa gió lừng, quét sạch đám lá khô”. Trận tổng công kích
Xương Giang ngày 3-11-1427 đã giết chết tại trận hơn 5 vạn quân địch, bắt sống
hơn 1 vạn (trong đó có cả Đô đốc Thôi Tụ và Thượng thư Hoàng Phúc).
Chiến thắng lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để để lại những
ý nghãi lịch sử to lớn đối với dân tộc ta. Nó thể hiện tinh thần yêu nước nồng
nàn của nhân dân, sự dũng cảm dám đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc, đánh tan
ách xâm lược của giặc ngoại xâm. Cùng với đó, thể hiện công cuộc dựng nước và
giữ nước của đất nước ta với viết bao công trạng của những người anh hùng đã
làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh
phúc của người dân. Cùng với đó để lại những giá trị văn hóa, khoa học, nghệ
thuật có giá trị đến đời sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét