Đổi mới
tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã
hội. Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền
về sự cấp thiết phải chủ động tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm. Gắn các mục tiêu, nhiệm
vụ tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh của
các cấp, các ngành.
Hoàn thiện pháp luật, trước hết
là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại,
đầu tư, kinh doanh; xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số,
tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm
khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu
khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Hoàn thiện pháp
luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ
do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hóa và chuyển giao quyền sở hữu trí
tuệ, đặc biệt là đối với các sáng chế tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ pháp luật
trong nước và bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia. Hoàn thiện pháp luật, chính
sách về tài chính - tiền tệ, thanh toán điện tử, quản lý thuế và các dịch vụ
xuyên biên giới phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số. Hoàn thiện chính
sách đặt hàng sản xuất và mua sắm công đối với các sản phẩm công nghệ số do Việt
Nam sản xuất. Ban hành các chính sách hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về
phát triển các doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công
nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại
Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét