Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

Quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 


Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tổng thể hoạt động của cả hệ thống chính trị và nhân dân tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với đặc điểm điều kiện đất nước trong từng thời kỳ nhất định.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình xác lập và triển khai thực hiện những chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và chương trình, kế hoạch hành động của các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia tích cực của nhân dân để thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đề ra. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, các cách thức, biện pháp, các mục tiêu, phương hướng lại được bổ sung, phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình vận động, chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Đây là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Luôn kết hợp giữa nhiệm vụ xây và chống, lấy xây là chính, trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét