Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

Đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

 


Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội cùng với sự tổng kết thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 (Cương lĩnh năm 1991) đã nêu lên mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gồm 6 đặc trưng cơ bản sau:

Một là, do nhân dân lao động làm chủ;

Hai là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu;

Ba là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

Bốn là, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân;

Năm là, các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ;

Sáu là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Văn kiện Đại hội lần thứ X (4/2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển lý luận mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với 8 đặc trưng cơ bản, đó là: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”[1].



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 68.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét