Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
có tác động toàn diện, sâu sắc đến các vấn đề toàn cầu. Một mặt, nó là công cụ,
phương tiện hữu hiệu để có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất
hiện ngày một thêm căng thẳng đối với nhân loại. Mặt khác, nó cũng lại làm tăng
thêm mức độ căng thẳng của một số vấn đề toàn cầu, thậm chí có thể làm xuất
hiện những vấn đề toàn cầu mới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
hiện nay làm cho sự phân hóa khoảng cách giàu nghèo giữa các nước ngày càng gia
tăng. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở các nước tư bản chủ nghĩa không mang
lại “nhà nước phúc lợi chung”, “xã hội tiêu dùng cao trong một nhà nước thiên
thần”… như các học giả tư sản tán dương, trái lại, càng làm cho sự phân hóa xã
hội thêm sâu sắc, tạo nên sự bất bình đẳng ngày càng nghiêm trọng. Cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư cũng làm tăng sự chạy đua giữa các nước, nhóm, khối
nhằm chiếm công nghệ mới ngày càng gay gắt; mất đi ưu thế về lao động rẻ và
nguồn tài nguyên của các nước kém phát triển, các nước đang phát triển đang trở
thành những bãi thải công nghiệp, có những thách thức mới và thời cơ mới; thúc
đẩy sự phân công lao động thế giới theo hướng phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng
lên.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
hiện nay còn làm cho giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột giai cấp công nhân ở
các nước ngày càng nặng nề hơn. Chủ nghĩa tư bản lợi dụng cách mạng khoa học và
công nghệ, đưa ra những học thuyết kỹ trị, hậu công nghiệp (ba làn sóng văn
minh)… để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay,
cũng có nhiều quan điểm sai trái cho rằng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát
triển là cứu cánh của chủ nghĩa tư bản và nó có thể thay thế cuộc cách mạng xã
hội. Nhưng thực tế những mâu thuẫn nội tại trong lòng của chủ nghĩa tư bản là
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lại ngày càng trở lên gay
gắt, biểu hiện ra về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết để thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển… sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là quy luật tất yếu của sự phát
triển lịch sử.
Các nước xã hội
chủ nghĩa có cơ hội để phát triển, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
nhưng cũng đứng trước những thách thức to lớn. Nếu kịp thời nắm bắt, theo đúng
quy luật vận động khách quan để nhanh chóng phát triển và xây dựng được cơ sở
vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nếu không kịp thời nắm bắt, không tuân thủ theo
đúng quy luật khách quan thì dễ bị tụt hậu và chệch hướng xã hội chủ nghĩa…
Cuộc sống của con người bao giờ cũng
tồn tại trong quan hệ gắn bó với tự nhiên. Con người ngày càng chủ động thích
nghi với tự nhiên, vừa cải tạo tự nhiên để nâng cao cuộc sống của mình vừa giữ
thế cân bằng, hòa hợp với tự nhiên. Điều này cũng phụ thuộc vào bản chất của
mỗi chế độ xã hội, vào trình độ của khoa học và công nghệ hiện đại hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét