Khoa học và công
nghệ phát triển, nhất là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những điều kiện, cơ hội cho các nước tận dụng công nghệ hiện đại để hiện đại hóa
khả năng quân sự, quốc phòng, phát triển vũ khí công nghệ cao, trang thiết bị
hiện đại, đủ sức đối phó với các cuộc chiến tranh quy mô lớn, bằng vũ khí công
nghệ cao, bảo vệ vững chắc tổ quốc, lợi ích quốc gia dân tộc.
Tuy nhiên, Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư cũng làm thay đổi quy mô, hình thức, mức độ tàn
phá, ác liệt của chiến tranh. Về quy mô: quốc gia, khu vực, toàn cầu; hình
thức: thủy - lục - không quân; chiến tranh thông tin điện tử, chiến tranh hóa
học, vi trùng, chiến tranh công nghệ cao vũ khí thông minh, tự động không người
lái, vệ tinh định vị toàn cầu, tên lửa tầm xa bắn trúng tới mm; tính chất: hủy
diệt lớn, hậu quả lâu dài... Quy mô và mức độ khốc liệt của các cuộc chiến
tranh ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của các loại vũ khí, trang bị
kỹ thuật quân sự hiện đại.
Các thế lực cường
quyền, hiếu chiến lợi dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ phát triển
để tồn tại và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, tốc độ nhanh,
cường độ cao, đe dọa độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc. Điều này tác
động mạnh mẽ đến tổ chức biên chế, huấn luyện đào tạo cán bộ, binh sĩ của quân
đội các nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét