Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất quan điểm: Khắc phục bằng được tình trạng cấp dưới đi hỏi cấp trên những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hoặc cấp trên trả lời chung chung khi có vướng mắc kiểu như “giải quyết theo đúng quy định của pháp luật”. Cùng với phân cấp, phân quyền rõ ràng, cần phải làm rõ chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, từng cá nhân trong bộ máy của hệ thống chính trị và nhận thức rõ quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng của mình để làm cho đúng.
Như vậy, mấu chốt của vấn đề vẫn là nắm chắc, nhận
thức đúng để có hành động đúng và điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, người thực thi
công vụ phải không ngừng học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên
môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Mỗi cá nhân
cần hiểu rằng, sự yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn vừa ảnh hưởng tới
chất lượng, hiệu quả công việc của chính mình, vừa kéo giảm chất lượng hoạt
động của cả cơ quan, đơn vị.
Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị cán bộ toàn quốc
quán triệt, triển khai Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình,
“đúng vai, thuộc bài”, thật sự có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Nội dung này tiếp tục được đồng chí Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh, bởi
thời gian qua, một bộ phận cán bộ vẫn chưa quán triệt tốt phương châm “đúng
vai, thuộc bài” trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Phải thẳng thắn
thừa nhận rằng, năng lực của đội ngũ cán bộ chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế,
yếu kém. Đáng lo ngại hơn là không ít cán bộ, trong đó có cả những cán bộ cấp
cao làm việc thiếu chuyên nghiệp.
“Đúng vai” nghĩa là thực hiện đúng chức trách, nhiệm
vụ được giao; không lạm quyền, lộng quyền; không buông lỏng quyền hạn, trách
nhiệm, không “đá quả bóng” công việc của mình cho người khác giải quyết. “Thuộc
bài” là hiểu rõ công việc, có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về vị trí công
việc, nắm chắc các quy định về chức năng, nhiệm vụ, chính sách, pháp luật của
Nhà nước để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao... Thực tế đã có không ít cán
bộ vì chưa thực hiện “đúng vai, thuộc bài” nên dẫn đến làm sai, đi ngược với
chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; vi phạm
nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng dẫn tới bị xử lý kỷ luật,
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhận thức rõ mối nguy hại của tình trạng trên, từ
nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng ta đã có những chủ trương, quyết sách về việc miễn
nhiệm, từ chức, thay thế cán bộ yếu kém về năng lực, phẩm chất, không đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ. Nhấn mạnh quan điểm này, Bộ Chính trị khóa XIII ban hành
Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, trong đó nêu
rõ: Cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm
kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy
tín giảm sút...
Cùng với quy định của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ
nhiều tỉnh ủy, thành ủy và người đứng đầu các địa phương đã ban hành các chỉ
thị, văn bản, chỉ đạo về việc kiên quyết xử lý, thay thế cán bộ yếu kém. Chủ
trương trên được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ. Vấn đề
là làm sao để chủ trương đúng đắn của Đảng khi được các cấp có thẩm quyền thực
thi trong thực tiễn nghiêm minh, hiệu quả, thực chất, chứ không phải là sự
hưởng ứng bằng cách hô hào suông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét