Thứ Ba, 17 tháng 9, 2024

TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO LÀ NHU CẦU TINH THẦN CỦA MỘT BỘ PHẬN NHÂN DÂN

 


Ngày 26/3/2024 trên trang Tiếng Dân New có bài viết của Chu Mộng Long với tiêu đề: “Vì sao có quá nhiều người mê tín”mượn câu chuyện đâu đó về việc học viên xin nghỉ sớm để về đi chùa vì là ngày rằm…câu chuyện rất nực cười ở chỗ, nó có thể đúng khi có 1 hoặc 2 học viên nào đó xin về sớm, xin nghỉ vì lý do cá nhân… thế mà Mộng Long có thể khẳng định, đánh đồng và cào bằng là tất cả người dân đều mù quáng mê tín, kiểu ngu dân…vẫn tiếp tục là giọng điệu rất đểu giả, vin vào chuyện diễn ra để cắt ghép, bịa đặt, làm biến tướng sự việc với một mục đích duy nhất và cuối cùng là chê Đảng, chê dân không sáng suốt.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền căn bản của con người, nhưng quyền đó phải gắn chặt và đồng hành cùng với lợi ích của đất nước, của dân tộc Việt Nam. Do vậy, quyền ấy chỉ có giá trị đích thực khi nó gắn với độc lập dân tộc, nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân phải được tôn trọng và bảo đảm dựa trên cơ sở tôn trọng đức tin tôn giáo của mỗi người và không ai được xâm phạm, ép buộc, cản trở quyền đó. Dù thế giới quan khác nhau, niềm tin khác nhau, song không vì thế mà đối đầu, nghi kỵ, ngược lại phải tôn trọng niềm tin của mỗi người. Đấy chính là lý do mà ngay phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) (ngày 3-9-1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tuyên bố “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”.

Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Nghị quyết số 25-NQ/2003/TW, ngày 12/3/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về công tác tôn giáo” (Nghị quyết số 25), Đảng đưa quan điểm “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”. Quan điểm này được thể hiện cụ thể trong vấn đề theo đạo và truyền đạo “Mọi công dân đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật”. Hiến pháp năm 2013 có bước tiến mới trong việc mở rộng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều 24 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật như: Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, nghị định hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật khác. Biết rằng giai đoạn hiện nay sự chống phá ngày càng mạnh mẽ, tinh vi và xảo quyệt, chúng mượn chuyện, vu khống, bịa đặt hàm hồ…biết thực tế là vậy nhưng đảng ta vẫn kiên cường, bền vững với những quan điểm xuyên suốt, nhất quán đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, bảo vệ nhân dân. Nội dung đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ: Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự toàn vẹn, thống nhất của quốc gia dân tộc; Đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch, phản động, chống đối, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất.

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng với khoảng 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Quán triệt, kế thừa, phát triển và tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và không ngừng hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách pháp luật về tôn giáo tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đều được chính quyền tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo ngày càng được cải thiện.Tuyệt đại bộ phận tín đồ tôn giáo đều là nhân dân lao động, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương; tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết lao động sản xuất, phát triển kinh tế – văn hóa góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng một số đối tượng, tổ chức, cá nhân lợi dụng niềm tin tín ngưỡng và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận quần chúng đã lập ra những hội nhóm mang màu sắc tôn giáo lôi kéo người tham gia với những hoạt động mê tín dị đoan gây ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa lành mạnh trong nhân dân làm phức tạp tình hình ANTT. Mục đích của số đối tượng này là nhằm trục lợi cá nhân như việc bán đồ thờ cúng, kinh sách, tiền cúng lễ mang đậm màu sắc mê tín dị đoan hoàn toàn không có cơ sở khoa học và không được pháp luật cho phép, đi ngược lại với hệ thống quan điểm chính sách tín ngưỡng tôn giáo của nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương, tuy nhiên phải khẳng định rằng người dân Việt Nam đa số đều sáng suốt, tự do lựa chọn tôn giáo và niềm tin riêng, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ngày càng bền vững, đời sống tinh thần phong phú, đa dạng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét